• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Bến thủy nội địa mòn mỏi chờ tái cấp phép

22/12/2014, 07:28

Nhiều bến thủy nội địa hàng hóa đang phải hoạt động như "bến dù" do chưa được cấp lại giấy phép hoạt động, khiến cả chủ bến và cơ quan quản lý đều bất an...

Từ 1/1/2015, Sở GTVT các địa phương sẽ cấp, cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn
Từ 1/1/2015, Sở GTVT các địa phương sẽ cấp, cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn

Không có hợp đồng thuê đất

Ven sông Đuống, đoạn gần cầu Đuống (Gia Lâm, Hà Nội) có hơn chục bến thủy nội địa ngày ngày vẫn đón tàu bè ra vào bốc xếp hàng hóa, mặc cho giấy phép hoạt động bến đã không được cơ quan cảng vụ cấp lại từ gần hai năm nay. Lý do không được cấp là do chính quyền cơ sở không hợp đồng cho thuê đất như gần 20 năm qua nữa, mà hướng dẫn lên Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) thành phố để làm. 

Ông Nguyễn Việt Đoàn, Hợp tác xã công nghiệp cầu Đuống, chủ một bến rộng gần 4.000 m2 cho biết, khu vực này có hơn chục bến, ra đời từ 17 - 20 năm nay, đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động. Năm nào cũng được cấp phép gia hạn. Thế nhưng năm trước, có đoàn kiểm tra của Sở TN-MT và UBND huyện đến, yêu cầu phải lập hợp đồng thuê đất với Sở TN-MT, đến giờ chưa có được hợp đồng thuê đất nên cảng vụ chưa cấp phép.

Cũng trong tình trạng chờ “cấp phép lại”, chủ bến Hồng Anh trên sông Hồng thuộc địa phận quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, các công trình hạ tầng của bến đều đáp ứng đủ điều kiện, nhưng vì hợp đồng thuê đất với phường đã bị thu hồi nên phải làm lại thủ tục thuê với Sở TN-MT. “Họ đã cắm lại mốc đất bến, nhưng còn phải chờ thủ tục bên Sở Tài chính, cũng chưa rõ khi nào thì xong”, chủ bến cho biết. 

Theo ông Phạm Thắng, Trưởng đại diện Cảng vụ Hà Nội (Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II), trong phạm vi 70km sông Hồng và 20km sông Đuống do đơn vị quản lý có hơn 90 cảng, bến thủy, nhưng khoảng 75% là chưa có giấy phép. “Mỗi năm cấp lại giấy phép hoạt động bến một lần. Từ năm 2012 đến nay, số bến không được cấp phép tăng mạnh do nhiều bến bị hủy hợp đồng thuê đất với xã, phường, trong khi vẫn chưa có hợp đồng thuê đất với thành phố”, ông Thắng nói.

Giao quyền cho địa phương

Theo quy định từ trước đến nay, việc cấp phép, cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa trên các tuyến đường thủy quốc gia do các cơ quan của Cục Đường thủy nội địa VN thực hiện. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bến không được tái cấp phép do thay đổi hợp đồng thuê đất hoặc thiếu điều kiện về mặt bằng, vẫn hoạt động bình thường. 

Thực tế này cũng đang diễn ra trên sông Hồng, sông Lô thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc với hơn 20 trường hợp bến chưa được cấp lại giấy phép, cho dù tổng số chỉ khoảng 70 bến. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó đại diện Cảng vụ Phú Thọ (Cảng vụ ĐTNĐ KV II) cho biết, vướng mắc chủ yếu trong cấp lại giấy phép là thiếu hợp đồng thuê đất, có bến năm trước vẫn được xã cho thuê đất, nhưng năm sau ông chủ tịch xã mới lên lại không cho thuê tiếp, khiến không thể không cấp phép lại. Cũng theo ông Cường, có những bến ra đời từ trước khi có cơ quan cảng vụ, trước khi có Luật Giao thông đường thủy nội địa, nên dù chưa rõ có đủ điều kiện về đất đai để cấp lại phép hay không, cơ quan cảng vụ vẫn phải đặt bến trong tình trạng “làm hồ sơ cấp lại giấy phép” để thực hiện việc quản lý.

Theo ông Trần Sỹ Duy, Trưởng phòng Pháp chế và ATGT (Cục ĐTNĐ VN), bến thủy nội địa không được tái cấp phép có thể do tình hình thủy văn, địa hình khu vực bến đã thay đổi hoặc bến nằm trong phạm vi bảo vệ của công trình cầu, đê kè mới xây dựng, hoặc không nằm trong quy hoạch. Riêng về quy hoạch bến là do các địa phương xây dựng, trong khi có nơi quy hoạch thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế. Mặt khác đã trong thời gian dài việc quản lý bến, phương tiện thủy thiếu đồng bộ, chặt chẽ dẫn đến tình trạng bến có phép, không phép cùng đan xen hoạt động. 

Ông Duy cũng cho biết, từ 1/1/2015, theo quy định mới của Bộ GTVT, việc cấp, cấp lại giấy phép tất cả bến thủy nội địa sẽ do sở GTVT địa phương thực hiện, còn việc quản lý do cơ quan cảng vụ thực hiện như hiện nay. Việc phân cấp này giúp tăng thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương trong việc cùng quản lý các bến thủy nội địa trên hệ thống đường thủy quốc gia tại địa bàn.

Hồng Xiêm  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.