Xã hội

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại

27/01/2024, 06:00

Sau thời gian trùng tu, toà biệt thự Pháp cổ đã chính thức mở cửa đón khách tham quan, mọi người đều ngạc nhiên trước cách làm việc tỉ mỉ, tôn trọng nguyên gốc của các chuyên gia trong thời gian qua.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 1.

Ngày 26/1, biệt thự Pháp cổ tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau một thời gian đóng cửa để trùng tu. Ngày mở cửa trở lại, nơi đây diễn ra lễ trưng bày giới thiệu về quá trình trùng tu, các bản vẽ kiến trúc, một số vật liệu và kỹ thuật xây dựng biệt thự này.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 2.

Toà biệt thự Pháp cổ có diện tích xây dựng 174m2, nằm trong khuôn viên rộng 993m2. Ngôi biệt thự này từng bị bỏ hoang trong một thời gian dài, nhiều hạng mục gần như hỏng hoàn toàn.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 3.

Gian phòng chính ở tầng 1 nhìn ra phố Hàng Bài. Bước vào cửa biệt thự là đến phòng khách, phòng ăn ở tầng một, trên tầng là các phòng ngủ, nhà tắm, nhà vệ sinh. Nền nhà có vài viên gạch bị thiếu vẫn để trống. Những viên gạch lát nền trước kia là gạch tomette hình lục lăng nhập từ Pháp, kích thước nhỏ ít nứt vỡ mặc dù mỏng, không tráng men.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 4.

Những vị khách thích thú, kinh ngạc vì sự lột xác của biệt thự từng đổ nát.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 5.

Cầu thang xoắn ốc được làm mới hoàn toàn bằng thép và gỗ. Vì cầu thang cũ không còn, một số chỗ đơn vị thi công không trát vữa, để lộ gạch gốc trên tường nhằm giải thích về kiến trúc đặc biệt cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trần tầng 1 làm từ cột thép gọi là xà dọc, thêm một lớp dầm, sau đó là sàn của tầng trên.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 6.

Để công chúng có thể hiểu được cách thức, vật liệu xây dựng của biệt thự, các chuyên gia quyết định bóc vữa và để mộc một số mảng tường. Riêng mảng tường cầu thang phía bên trong để mộc toàn bộ để mọi người có thể quan sát loại gạch vồ được lấy từ thành Hà Nội. Ngoài ra, một số phần mái, trần nhà cũng được các chuyên gia để lộ ra các kết cấu nguyên bản.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 7.

Một số bạn trẻ đến để tham quan, chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm tại biệt thự Pháp cổ.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 8.

Một góc tường được trang trí trong căn biệt thự cổ.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 9.

Du khách chăm chú lắng nghe quá trình các kiến trúc sư, chuyên gia người Việt - Pháp trùng tu công trình. Phần ngói mái tầng hai của tòa nhà được thay thế bằng loại ngói sản xuất tại Việt Nam.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 10.

Một số hiện vật được trưng bày tại tầng 1 như gạch, sứ cách điện, vật liệu trang trí bằng đất nung, các giá đỡ bằng sắt chôn trong tường, mảnh gỗ bị mối mọt....

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 11.

Đại diện Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội (đơn vị tổ chức trưng bày) cho biết, ngoài hình ảnh còn có các hiện vật như cấu kiện gỗ cũ của biệt thự, găng tay của thợ... được trưng bày để du khách hiểu thêm về quá trình các kiến trúc sư, chuyên gia người Việt - Pháp trùng tu công trình.

Biệt thự từng gây tranh cãi ở Hà Nội đẹp như mơ ngày mở cửa trở lại - Ảnh 12.

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc trùng tu biệt thự Pháp cổ tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France. Quận Hoàn Kiếm sẽ có biện pháp khai thác, phát huy giá trị biệt thự này một cách tốt nhất. Đồng thời, quận Hoàn Kiếm cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai công tác trùng tu những biệt thự Pháp cổ trên địa bàn trong thời gian tới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.