Kinh tế

Bộ Công thương bỏ qua khuyến cáo khi đề xuất bổ sung dự án điện mặt trời của BIM Group

27/12/2023, 13:17

Mặc dù EVN báo cáo tổng quy mô công suất điện mặt trời dự kiến tại Ninh Thuận tăng vọt nhưng Bộ Công thương vẫn trình Thủ tướng bổ sung dự án nhà máy điện mặt trời BIM 2 vào quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Trong kết luận thanh tra việc quản lý, đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện VII và quy hoạch điện VII điều chỉnh vừa công bố, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm, thiếu sót của Bộ Công thương, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng như chủ đầu tư các dự án điện mặt trời ở địa phương này.

Đề xuất phê duyệt dù bị cảnh cáo quá tải nguồn điện

Theo cơ quan thanh tra, UBND tỉnh Ninh Thuận đã lập quy hoạch phát triển điện mặt trời Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030 nhưng không được Bộ Công thương phê duyệt. 

Tuy nhiên, từ cuối năm 2017 đến tháng 3/2018 (thời điểm phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025), Bộ Công thương đã phê duyệt bổ sung riêng lẻ 15 dự án vào quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh, vi phạm thông tư số 43 của Bộ Công thương. Việc không phê duyệt quy hoạch điện mặt trời đã gây khó khăn, bất cập, bị động cho tỉnh Ninh Thuận trong việc bố trí quỹ đất, lập quy hoạch, phát sinh nhiều thủ tục hành chính khi trình riêng lẻ trong thời gian ngắn nhiều dự án.

Đáng chú ý, khi trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung dự án nhà máy điện mặt trời BIM 2 (công suất 250 MW của BIM Group) ở huyện Thuận Nam, Bộ Công thương "phớt lờ" cảnh cáo của các cơ quan liên quan. 

Cụ thể, tháng 12/2017, EVN cho biết tổng quy mô công suất điện mặt trời dự kiến đến năm 2020 tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đã lên tới gần 5.000 MWp (chưa tính tới công suất từ cụm nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.000 MWp), nhưng Bộ Công thương vẫn trình Thủ tướng bổ sung dự án BIM Group với công suất 250 MWp vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Điều này làm tăng công suất so với công suất phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Bộ Công thương bỏ qua khuyến cáo khi đề xuất bổ sung dự án điện mặt trời của BIM Group - Ảnh 1.

BIM Group là một những nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận. Ảnh: Bimgroup.

Khi thẩm định bổ sung các dự án, mặc dù đã có ý kiến của Bộ KH&ĐT và Cục Điều tiết điện lực đối với dự án BIM 2; ý kiến của EVN về phương án đấu nối không giải tỏa được công suất của các nhà máy điện mặt trời, sẽ bị quá tải khi các nguồn điện khác cùng phát cao), nhưng Cục điện lực và năng lượng tái tạo vẫn trình Bộ Công thương và Bộ này đã trình Thủ tướng phê duyệt.

Ngoài ra, khi lập dự án nhà máy điện mặt trời BIM 2 (tháng 03/2018) bổ sung Quy hoạch điện lực quốc gia, Công ty tư vấn điện 4 đã không đưa vào cân đối tổng nguồn, dẫn đến việc tính toán nguồn điện trong khu vực, phương án đấu nối, khả năng truyền tải... gặp nhiều khó khăn trong việc giải tỏa công suất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 

Còn trong thẩm định dự án, Cục điện lực và năng lượng tái tạo không yêu cầu đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ nhưng vẫn trình Bộ Công thương để trình Thủ tướng phê duyệt. Trách nhiệm thuộc về Bộ Công thương, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo.

UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Bim 2 khi chủ đầu tư dự án không đủ vốn chủ sở hữu, trái với Nghị định 46 năm 2014 của Chính phủ

Không thẩm định vẫn trình phê duyệt

Thanh tra các dự án điện mặt trời khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Thanh tra Chính phủ xác định Bộ Công thương và các đơn vị liên quan có trách nhiệm đối với các vi phạm, thiếu sót.

Đối với dự án Thiên Tân 1 ở huyện Thuận Nam có công suất 1.000 MW không có phương án đấu nối vào lưới truyền tải điện quốc gia dự kiến đầu tư trong giai đoạn quy hoạch. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch không lấy ý kiến bằng văn bản của UBND tỉnh Ninh Thuận để thống nhất về vị trí quy hoạch địa điểm các nhà máy điện dự án Thiên Tân 1 và các trạm biến áp 500 kV dự kiến phát triển trên địa bàn tỉnh.

Bộ Công thương bỏ qua khuyến cáo khi đề xuất bổ sung dự án điện mặt trời của BIM Group - Ảnh 2.

Hàng loạt dự án điện mặt trời mái nhà được đầu tư trong giai đoạn từ tháng 4 đến 31/12/2020.

Còn việc trình bổ sung phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia đối với nhà máy điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo không tiếp thu ý kiến thực tế, khách quan của EVN để yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh dự án; không tổ chức thẩm định dự án nhưng đã báo cáo Bộ và trình Thủ tướng phê duyệt.

Đối với dự án nhà máy điện gió Công Hải 1 - giai đoạn 2 (công suất 25 MW, chủ đầu tư là Tổng công ty Phát điện 2), việc Bộ Công thương trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào quy hoạch khi Cục điện lực và năng lượng tái tạo chưa thẩm định là trái Thông tư 43. Thanh tra chính phủ xác định trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, theo cơ quan thanh tra, Bộ Công thương phê duyệt 2 dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu và Mỹ Sơn cùng có công suất 50 MW (tương dương 65 MWp) vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận, tăng tổng cộng 30 MWp so với đề xuất của địa phương là vi phạm Thông tư số 43.

Với những sai phạm trên Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, khắc phục các khuyết điểm, vi phạm đã nêu.

Nguồn điện mặt trời mái nhà được đầu tư nhanh trong thời gian từ tháng 4/2020 đến 31/12/2020. Do Bộ Công Thương ban hành và tham mưu ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn có sơ hở, bất cập nên dẫn đến việc lợi dụng chính sách để đầu tư nhanh nhiều hệ thống, cụm hệ thống điện mặt trời mái nhà với công suất lớn trên đất nông, lâm nghiệp dưới mô hình đầu tư xây dựng mới trang trại nuôi trồng, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng vẫn được áp dụng cơ chế mua diện ưu đãi (FIT) 8,38 UScent/kWh trong 20 năm.

Trong kết luận mới công bố, Thanh tra Chính phủ cho biết đã chuyển hồ sơ 9 vụ việc cho Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an xem xét điều tra, xử lý.

Hàng loạt dự án điện tái tạo ở Bình Thuận xây dựng khi Thủ tướng chưa cho phépHàng loạt dự án điện tái tạo ở Bình Thuận xây dựng khi Thủ tướng chưa cho phép

Trong kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt nhà máy điện mặt trời, điện gió ở Bình Thuận mọc trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia, khởi công khi chưa có đồng ý của Thủ tướng.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.