• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Cấp bách ngăn "đô thị hóa" các tuyến đường tránh, đường mới ở ĐBSCL

ATGT địa phương

Cấp bách ngăn "đô thị hóa" các tuyến đường tránh, đường mới ở ĐBSCL

23/03/2019, 07:00

Nhiều tuyến đường mới ở Đồng bằng sông Cửu Long (song song với các quốc lộ cũ) bị đô thị hóa chẳng khác đường nội thị…

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang kiến nghị bổ sung hệ thống hàng rào, đường gom để sau này
khai thác tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng đấu nối tràn lan


Đường tránh sớm bị “đô thị hóa”

Dự án cầu Cao Lãnh và tuyến đường nối từ cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống được đưa vào khai thác từ tháng 5/2018. Tuyến đường dài 15,7km, rộng 20,60m với 6 làn xe, trong đó có 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ. Để phục vụ nhu cầu lưu thông đi lại của các phương tiện trên tuyến, cơ quan chức năng đã cấp phép cho xây dựng một cây xăng dọc tuyến với quy mô khá lớn đấu nối trực tiếp ra tuyến đường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cho phép kết nối vào các tuyến đường mới như đường nối cầu Cao Lãnh - Vàm Cống cần hết sức thận trọng và phải có quy hoạch bài bản. Lý do bởi đây là tuyến đường đã được quy hoạch để nâng lên đạt chuẩn đường cao tốc loại A trong tương lai. Vì vậy, nếu không có quy hoạch mà cấp phép đấu nối tràn lan sẽ dẫn đến hệ lụy là công tác quản lý hành lang ATGT rất khó khăn, đặc biệt khi nâng cấp lên cao tốc sẽ tốn kém nhiều chi phí.

Thực tế, những năm qua nhiều tuyến đường mới được đầu tư để làm tuyến tránh các đô thị, hạn chế TNGT, tăng tốc độ lưu thông. Tuy nhiên, chỉ một vài năm sau, những tuyến đường này đã bị “đô thị hóa”, không khác gì đường nội thị. Điển hình như: Tuyến tránh TP Tân An (Long An), tuyến QL91B qua TP Cần Thơ, tuyến tránh TP Sóc Trăng... Mục tiêu ban đầu của các tuyến này là tạo đường tránh các đô thị. Thế nhưng, khi đường vừa mở, dọc hai bên tuyến tránh nhà cửa mọc lên san sát, nhiều khu dân cư, cơ sở kinh doanh đấu nối trực tiếp ra quốc lộ. Kết quả, chỉ sau vài năm thông xe, các tuyến tránh không khác gì đường đô thị.

Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp từ Sóc Trăng về Cà Mau có chiều dài 119,3km cũng là ví dụ điển hình. Được đưa vào khai thác từ năm 2008, rút ngắn 40km so với đi QL1. Tuy nhiên, tình trạng hàng quán mọc lên hai bên đấu nối trực tiếp ra đường dẫn đến mất ATGT nghiêm trọng.

Bổ sung đường gom, hàng rào như cao tốc

Tuyến nối từ cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống đang được rà soát để bổ sung hệ thống
đường gom, hàng rào nhằm phát huy hiệu quả khai thác, đảm bảo tốc độ thiết kế

Ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long cho biết, tuyến nối cầu Cao Lãnh - Vàm Cống trước đây đã được quy hoạch để sau này nâng cấp lên đường cao tốc loại A, vì vậy công tác GPMB đã thực hiện trước ra thêm 10m. Dù chưa phải là đường cao tốc, nhưng để đảm bảo khai thác tốt, Tổng công ty Cửu Long đang rà soát kiến nghị Bộ GTVT cho phép bổ sung thêm hệ thống đường gom, hàng rào dọc hai bên tuyến.

Với các tuyến đường sắp được đầu tư mới như tuyến An Hữu - Cao Lãnh (song song QL30), tuyến tránh TP Long Xuyên (An Giang), tuyến đường dẫn nối vào cầu Rạch Miễu 2, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế luôn hệ thống hàng rào bảo vệ hành lang đường bộ, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm hành lang ngay từ đầu. Những điểm nào có thể thiết kế được cống chui, đường gom thì bổ sung vào, để khi đưa vào khai thác có thể quản lý như đường cao tốc.


Cũng theo ông Thi, hiện các khu dân cư hai bên tuyến đường đã có đường mòn để người dân đi lại bằng xe gắn máy. Trước đây, khi triển khai dự án cũng đã thiết kế các cầu với tĩnh không phù hợp để xe gắn máy có thể đi qua dưới các gầm cầu. “Sau này khi hoàn thiện hệ thống đường gom sẽ thuận tiện hơn cho người dân hai bên trong việc đi lại, không phải băng qua đường rất nguy hiểm”, ông Thi nói.

Cũng liên quan đến lo ngại việc đô thị hóa các tuyến đường mới, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 51,17km, thiết kế 4 làn xe, tốc độ 80km/h đang được các nhà thầu tập trung thi công đưa vào khai thác tháng 3/2020. Đây là tuyến đường được đầu tư hoàn toàn mới, song song với QL80, băng qua đồng ruộng, kết nối từ cầu Vàm Cống đến Rạch Sỏi (tỉnh Kiên Giang). Khi tuyến đường này đưa vào khai thác sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết bài toán ùn tắc cho QL80. Bởi nếu từ Vàm Cống đi về Rạch Sỏi theo QL80 hiện nay, qua các khu dân cư đông đúc, phải mất 1 giờ 30 phút, còn nếu đi theo tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, thời gian chỉ khoảng 40 phút.

Ông Mai Ái Nhịn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, Bộ GTVT cần hướng đến việc khai thác tuyến đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi như đường cao tốc mới đảm bảo tốc độ khai thác như thiết kế và ATGT. “Nếu khai thác tuyến đường này như các đường quốc lộ, tốc độ sẽ bị hạn chế, thời gian lưu thông tăng lên nên sẽ không phát huy được hiệu quả đầu tư”, ông Nhịn nói.

Đồng tình với quan điểm trên, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu Tổng công ty Cửu Long nghiên cứu bổ sung thêm hệ thống hàng rào dọc tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi để hạn chế tình trạng lấn chiếm hành lang, đấu nối tràn lan ra tuyến. Tại các nút giao với các đường tỉnh lộ, cần thiết kế nút giao khác mức, giải phóng mặt bằng trước để sau này nâng cấp lên cao tốc sẽ thuận tiện hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.