• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cho lập bến xe “siêu nhỏ” có bùng phát bến cóc nội đô?

15/03/2018, 06:13

Nhiều ý kiến cho rằng lập bến xe "siêu nhỏ" gây ùn tắc nội đô và tăng cơ hội cho xe dù lộng hành...

1

Trụ sở Công ty Anh Huy tại 26 Láng Hạ (Hà Nội) luôn tấp nập khách đi Hải Phòng, Quảng Ninh bằng xe từ 7 - hơn 10 chỗ - Ảnh: Dương Đăng Minh

Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 sẽ phân cấp cho địa phương được lập bến xe khách dưới loại 6 với kỳ vọng dẹp được nạn xe dù, bến cóc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này sẽ làm bến xe mọc lên như nấm trong nội đô, gây ùn tắc và tăng cơ hội cho xe dù trá hình lộng hành...

Dễ tạo lỗ hổng bùng phát xe dù, bến cóc

Khoản 5, Điều 8 Dự thảo Nghị định 86 về kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng quy định: UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để xác định và công bố các vị trí đón, trả khách cho xe hợp đồng tại các đầu mối giao thông, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu dân cư, các địa điểm văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng hoặc chữa bệnh và trên các tuyến đường trong khu vực nội thành, nội thị thuộc các đô thị; quy định về tiêu chí và tổ chức, quản lý các vị trí đón, trả khách cho xe hợp đồng trên địa bàn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, cho phép địa phương cấp phép bến xe “siêu nhỏ” (dưới loại 6) sẽ biến các văn phòng của loại xe Limousine thành nơi đón, trả khách. Như vậy, vấn nạn xe dù, bến cóc sẽ ngày càng nhiều. Các nhà xe sẽ bỏ bến ra ngoài, gây hỗn loạn hoạt động vận tải, gây tắc đường nội đô, hệ thống giao thông công cộng kết nối bến xe sẽ không hiệu quả.

"Nếu quy định theo hướng này, sẽ có hàng loạt bến xe loại nhỏ mọc lên trong đô thị, khi đó bến xe sẽ “trăm hoa đua nở”, tuyến phố nào cũng có bến xe thì làm sao quản lý được. Nếu chấp nhận bao nhiêu xe sẽ vào đô thị hết lại càng thêm ùn tắc. Không thể chấp nhận chuyện này. Xe dù, bến cóc phải có giải pháp, mình có camera giám sát, có công an sao không giải quyết được. Cần tăng cường tuần tra kiểm soát chứ hợp thức hóa là không ổn”.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại một cuộc họp bàn về sửa đổi Nghị định 86

“Việc phân cấp cho địa phương sẽ nảy sinh tình trạng bến xe mọc nên như nấm trong đô thị”, ông Thanh nói. Thực tế, thời gian qua Báo Giao thông liên tục phản ánh tình trạng văn phòng của các nhà xe thành điểm đón, trả khách. Đơn cử, tại nhiều tuyến đường xung quanh bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), PV ghi nhận rất nhiều xe khách núp bóng xe hợp đồng du lịch ngang nhiên hoạt động vận chuyển hành khách không khác gì xe khách tuyến cố định. Các xe này chủ yếu hoạt động chở khách các tuyến: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội bày tỏ, nếu cho phép thành lập bến xe dưới loại 6 được ban hành sẽ gây khó cho các lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, xử lý. Theo ông Long, nhiều doanh nghiệp vận tải sử dụng xe hợp đồng trá hình để hoạt động như tuyến cố định. “Nếu đưa thêm mô hình bến xe loại nhỏ chẳng khác nào tiếp tay xe dù, xe trá hình. “Quỹ đất cho giao thông của TP đang hạn chế, giờ cho thành lập bến xe dưới loại 6, quỹ đất sẽ eo hẹp, đường sẽ ùn tắc”, ông Long nói và kiến nghị, tuy mới là dự thảo nhưng đã nhìn thấy những kẽ hở, các cơ quan chức năng cần cân nhắc, nghiên cứu rất kỹ trước khi ban hành.

Lý giải về dự thảo quy định này, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, tình trạng xe hợp đồng Limousine không cấm được do Nghị định 86 quy định xe hợp đồng chia thành 3 đối tượng, thứ nhất là xe kết nối phần mềm điện tử, đối tượng thứ 2 là xe hợp đồng dành cho những người thực sự có nhu cầu di chuyển bằng xe hợp đồng và đối tượng thứ 3 là xe Limousine thực chất là xe dù.

2

Đội CGST số 7 (Hà Nội) kiểm tra xe Limousine vi phạm dừng đỗ trên đường vành đai 3 trên cao - Ảnh: Lưu Huế

Cấm hay quản?

Theo bà Hiền, tổ soạn thảo đã đưa ra hai phương án là cấm hay quản. Hướng được lựa chọn là đưa đối tượng này vào quản lý vì nó đang được người dân ưa chuộng do tính thuận tiện và chất lượng dịch vụ tốt mà xe tuyến cố định hiện không đáp ứng được.

“Dự thảo nghị định cho phép UBND các tỉnh, thành thành lập bến xe dưới loại 6 trong thành phố để tổ chức cho loại xe Limousine hoạt động. UBND sẽ giới hạn phù hợp với nhu cầu thực tế địa phương”, bà Hiền nói và lý giải thêm: “Thực tế đã có nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đều tổ chức theo phương án này”.

Theo Thông tư 73/2015 của Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn quốc gia về bến xe khách quy định: Bến xe khách được phân thành 6 loại. Theo đó: Bến xe loại 1 phải có diện tích mặt bằng tối thiểu 15.000m2, loại 2 là 10.000m2, loại 3 là 5.000m2, loại 4 là 2.500m2, loại 5 là 1.500m2 và loại 6 là 500m2. Thông tư 73/2015 chưa quy định về quy chuẩn về bến xe dưới loại 6...

Thừa nhận, với quy định này sẽ bùng phát bến xe trong nội đô, bà Hiền cho rằng, tổ chức loại bến này thế nào do chính quyền địa phương, bao nhiêu điểm do chính quyền địa phương quyết định, làm sao đáp ứng một phần nhu cầu của người dân đi vào nội đô, để giải quyết được tình trạng xe dù, bến cóc.

“Trong bối cảnh hiện nay, phương án quản lý đều có mặt được và chưa được, sẽ tốt cho đối tượng này nhưng sẽ gặp phản ứng của đối tượng khác mà ở đây là doanh nghiệp kinh doanh tuyến cố định và bến xe”, bà Hiền khẳng định.

Ở góc độ khác, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, xe dù, bến cóc có lịch sử, có thời điểm xe quy định xe tuyến cố định không được đón, trả khách trên đường đã gặp phải phản ứng của người dân và doanh nghiệp. Sau đó mới giao trách nhiệm cho địa phương quy hoạch điểm đón, trả khách nhưng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM không thực hiện được vì cho rằng, những điểm đón, trả khách nếu không quản lý tốt sẽ trở thành điểm mất trật tự. TP.HCM gần đây mới thành lập được một điểm đón, trả khách ở khu du lịch Suối Tiên.

“Vấn đề là khi quy định này được thực hiện, bến xe sẽ tăng rất nhiều trong nội đô. Một số nước cũng có những điểm đón, trả khách rất sâu trong đô thị nhưng cũng chỉ là dừng cho khách lên xuống giống như xe buýt. Nếu biến những điểm này thành bến xe, sẽ rất phức tạp về an ninh trật tự”, ông Hùng nói.

3
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách có hiệu lực từ ngày 1/4/2016

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.