Pháp luật

Đã tìm ra nguyên nhân bé tử vong sau tiêm Quinvaxem

09/07/2014, 13:56

Ngành y tế Đồng Tháp cho biết nguyên nhân ban đầu khiến bé Võ Thị Bảo Trâm (sinh ngày 24/3/2014) ngụ ấp 5B, xã Trường Xuân (Tháp Mười) tử vong sau khi tiêm vắc xin, có thể là do sặc sữa.

Ngành y tế Đồng Tháp cho biết nguyên nhân ban đầu khiến bé Võ Thị Bảo Trâm (sinh ngày 24/3/2014) ngụ ấp 5B, xã Trường Xuân (Tháp Mười) tử vong sau khi tiêm vắc xin, có thể là do sặc sữa.

nn
Bé Bảo Trâm là đứa con gái đầu lòng vủa vợ chồng anh Võ Văn Bé Tư (SN 1988) và chị Trần Thị Thu Vân (SN 1989). (Ảnh: báo Đồng Tháp)

Trước đó, ông Võ Văn Bé Tư, cha nạn nhân cho biết, sáng ngày 7/7, ông cùng vợ chở cháu Trâm đến Trạm Y tế xã chích ngừa theo lịch định kỳ. Trước khi tiêm ngừa, cháu Trâm được khám sàng lọc. Chích ngừa xong, cháu được giữ lại 30 phút để theo dõi theo khuyến cáo. Khi về nhà thì bé Trâm bị sốt nhẹ nên gia đình chở đến Trạm Y tế xã và được cho uống thuốc hạ nhiệt.

Đến 16h cùng ngày cháu Trâm đã giảm sốt nên được cho về. Lúc về, Trạm Y tế có cho thêm 2 gói Paracetamol và dặn dò sáng hôm sau chở cháu đến tái khám. Tuy nhiên, đến khoảng 1h30 sáng ngày 8/7, gia đình chở cháu đến Trạm Y tế xã Trường Xuân cấp cứu. Lúc này bệnh nhi đã rơi vào tình trạng ngưng thở và tử vong.

Ngày 8/7, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức họp thành lập Hội đồng chuyên môn với thành phần tham gia gồm Sở Y tế tỉnh, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM, Công an tỉnh Đồng Tháp về vụ việc trên.

Gia đình cháu Trâm đã đồng ý cho mổ tử thi tìm nguyên nhân. Kết quả khám nghiệm cho thấy trong người cháu Trâm có chất dịch trắng đục lợn cợn vùng miệng, mùi chua, phổi nhiều chỗ xuất huyết... Từ khám nghiệm này, Hội đồng chuyên môn đã kết luận sơ bộ, nguyên nhân cháu Trâm tử vong nghi do sặc sữa, không có bằng chứng tử vong có liên quan đến vắc xin.

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp cho biết, công tác an toàn tiêm chủng được đảm bảo, từ khâu bảo quan vắc xin đến xử lý tình huống của Trạm Y tế Trường Xuân (nơi cháu Trâm tiêm ngừa) đều đúng qui trình và rất tốt.

Được biết lô vắc xin BCG được tiêm cho nạn nhân đã được ngành y tế tỉnh Đồng Tháp triển khai tiêm 5.000 liều (trong đó huyện Tháp Mười tiêm 340 liều) có hạn sử dụng tháng 11/2015 và lô vắc xin Quinvaxem hạn sử dụng tháng 11/2016, đã được triển khai tiêm 858 liều ở huyện Tháp Mười và 9.000 liều trong tỉnh Đồng Tháp.

Thông tin từ Sở Y tế cũng cho biết, cùng ngày 7/7, trong 36 trẻ được tiêm ngừa vắc xin ở Trạm y tế xã Trường Xuân có 4 trường hợp bị sốt nhưng đến chiều ngày 8/7, ngoài các cháu Trâm, ngành y tế chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Như Báo Giao thông đã đưa "Trẻ tử vong sau tiêm chủng không do chất lượng vaccine". Qua phân tích nguyên nhân 43 trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine Quinvaxem từ tháng 7/2010 - 4/2013, trong đó có 27 trường hợp tử vong, GS. Nguyễn Trần Hiển - Chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, khi có các trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Quinvaxem, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia WHO tham gia kiểm tra và các tổ chức y tế thế giới đều nhận định, không có bằng chứng nào liên quan đến chất lượng vaccine Quinvaxem.

“Không có vaccine an toàn 100%, các phản ứng sau tiêm thể nhẹ là đau, sốt rồi tự khỏi, còn thể nặng thì trẻ có thể tàn tật, thậm chí là tử vong. Tới nay chưa có bằng chứng nào thể hiện các trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine là do chất lượng của vaccine gây ra”, ông Nguyễn Trần Hiển khẳng định.

P.Vy (tổng hợp)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.