Lối sống

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái

18/02/2024, 18:20

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất của người Mông được tổ chức vào đầu mùa Xuân. Lễ hội nhằm cầu con, cầu tạ trời đất, thần linh phù hộ cho người dân năm mới mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 1.

Để chuẩn bị cho lễ hội, lãnh đạo huyện Trạm Tấu (Yên Bái) vác cây làm cây nêu cho lễ hội Gầu Tào.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 2.

“Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “hội chơi đồi, hội chơi núi mùa Xuân”.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 3.

Theo truyền thuyết dân gian, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào kết hôn nhiều năm chưa sinh được con cái hoặc con bị ốm đau thì gia đình sẽ chọn một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ cho gia đình, mời đại diện các hộ gia đình trong bản và những người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng cùng chứng kiến, nguồn gốc lễ hội Gầu Tào của người Mông bắt đầu từ đó.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 4.

Ngay từ sớm 18/2 (mùng 9 Tết), theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, trên khắp nẻo đường trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái chật kín người đi lại, bà con cùng du khách nô nức đổ dồn về sân vận động huyện vui lễ hội Gầu Tào.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 5.

Ông Vũ Lê Chung Anh - Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái cho biết: Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo bạn bè, du khách, nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh. Lễ hội gồm phần lễ và phần hội với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Phần lễ gồm nghi thức thắp hương và khấn xin thần linh cho phép mở hội trước cây nêu. Phần hội diễn ra các hoạt động như bà con tham gia múa khèn, ném pao, nhảy dây pao, rồng ấp trứng, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, đánh cù, hát ống, hát giao duyên, đàn môi, kèn lá, kéo nhị.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 6.

Lễ hội là dịp để các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ quần chúng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 7.

Đồng thời, là dịp để nhân dân các dân tộc cùng hội tụ, giao lưu văn hóa, tình cảm, tăng thêm sự hiểu biết, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian được duy trì và phát triển, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 8.

Mở màn lễ hội Gầu Tào, nghệ nhân Giàng A Su tiến hành nghi thức thắp hương và khấn xin thần linh cho phép mở hội trước cây nêu.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 9.

Cũng có những cặp đôi nam nữ nhảy múa theo điệu khèn Mông, hát những câu hát giao duyên mời gọi nhau làm quen, kết bạn.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 10.

Dịp này, những cô gái Mông mặc trang phục dân tộc nô nức trảy hội.

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 11.

Sau nghi thức, người dân tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của đồng bào Mông như: đánh cù, kéo co, đẩy gậy...

Độc đáo lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Yên Bái- Ảnh 12.

Thời gian người dân vui hội kéo dài cả ngày, dù đến quá trưa nhưng hàng nghìn người vẫn háo hức tham gia các trò chơi dân gian chưa muốn ra về.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.