• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Dồn sức khắc phục giao thông sau mưa lũ

16/10/2017, 09:05

Ngay trong mưa lũ và những ngày sau đó, ngành GTVT Yên Bái và Hòa Bình đã và đang dồn sức khắc phục...

8

Tuyến QL32 bị sạt lở chia cắt huyện Mù Cang Chải đã được thông đường lúc 17h30 ngày 12/10

Mưa lũ do áp thấp nhiệt đới từ ngày 10-14/10 đã gây thiệt hại lớn cho giao thông các tỉnh phía Bắc, trong đó nặng nề nhất là hai tỉnh Yên Bái, Hòa Bình. 

Xuyên đêm tại những vị trí đứt đường

Sáng 15/10, sau 5 ngày bị kẹt lại vì nước lũ, anh Trương Tiến Mạnh, lái xe tải vui mừng nổ máy xe đi qua QL6 đoạn Tòng Đậu (huyện Mai Châu, Hòa Bình). Anh Mạnh cho biết, 18h30 tối qua đã có lệnh thông đường, nhưng lúc đó nước vẫn cao 80cm, anh lại không muốn chạy đêm nên đợi đến sáng nước rút còn 30cm mới chạy xe qua. “Nằm đây 5 ngày mới thấy, lực lượng chức năng đã nỗ lực phân luồng, kết bè đưa người qua sông vất vả thế nào”, anh Mạnh nói.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hòa Bình cho biết, trước khi thông xe, các lực lượng chức năng đã được huy động kết bè mảng đưa bà con qua đoạn ngập. Đã có gần 5.000 người được đưa qua chỗ ngập này. Tuy nhiên, do số lượng xe tải xếp hàng chờ đi hướng Hòa Bình - Sơn La kéo dài gần 5km, nên TTGT, CSGT phải thực hiện phân luồng cho các phương tiện qua địa phận huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) sang QL37 đi Sơn La. “Từ ngày 10 - 15/10, 100% quân số túc trực 24/24h trên tuyến, không được về nhà”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, tại Yên Bái hư hỏng, ách tắc trên QL32, TL164, TL174. Tại Hòa Bình hư hỏng và thiệt hại trên QL6 đoạn từ Km 131+050 - Km 131+250 và 7 tuyến đường tỉnh (432, 433, 435B, 438, 438B, 448, 450). Tại Sơn La, các tuyến quốc lộ có khoảng 945 vị trí sụt lún, bồi lấp gây ách tắc giao thông 98 vị trí (QL37 có 34 vị trí, QL43 có 64 vị trí), hư hỏng một số tuyến đường tỉnh; đường giao thông đến xã Mường Bang, Sập Xa (huyện Phù Yên); xã Chiềng Yên, Song Khủa, Suối Bàng, Mường Men, Liên Hòa, Mường Tè (huyện Vân Hồ) hiện vẫn bị cô lập… Tại Thanh Hóa, các tuyến QL16, 47, 47C bị sạt lở, ách tắc; nhiều tỉnh lộ bị ảnh hưởng.

Tỉnh lộ 433 (TL433) nối TP Hòa Bình lên Đà Bắc bị thiệt hại nặng nhất do mưa lũ tại Hòa Bình. Ngoài điểm sạt lở lớn tại Km 3+500, chia cắt hoàn toàn con đường nối từ TP Hòa Bình lên huyện Đà Bắc, còn có 8 điểm sạt lở bị xói trôi rất nhiều, đường trơn trượt nguy hiểm. Riêng tuyến đường đi vào các xã: Trung Thành, Mường Chiềng, Suối Nánh, Đồng Chum, Đồng Ruộng bi hư hỏng nặng, hàng nghìn khối đất sạt lở làm đứt gãy đường, các xóm, bản bị cô lập hoàn toàn.

Gần 1h sáng 12/10, túc trực tại điểm sạt lở chia cắt TL433, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó giám đốc Sở GTVT Hòa Bình yêu cầu các đơn vị thi công theo phương thức “cuốn từ ngoài vào trong”; bố trí người canh gác tại các vị trí cống ngập, các điểm có nguy cơ sạt lở để phân luồng, hướng dẫn người và phương tiện qua lại. Trong ánh điện đêm mờ mờ và mưa vẫn đổ, chiếc máy xúc cùng hơn 10 công nhân vẫn đang căng mình san gạt đất đá. Anh Cường, một thợ lái máy xúc tại đây cho biết: “Khối lượng đất đá khá lớn, sạt lở lại xảy ra ở đoạn khúc cua nên việc đưa máy vào khó khăn, nguy hiểm. Trời tối nhem, mưa rả rích nên cũng rất sợ đang làm mà bị đất sạt vùi lấp. Trực chiến trong đêm thế này không thể ngủ quên được, lúc nào cũng phải tỉnh táo”.

Ông Nguyễn Phú Hùng, Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng (Sở GTVT Hòa Bình) cho biết: “Để tiếp cận được những điểm sạt lở trên tuyến TL433 chỉ có thể đi bộ. Ngành GTVT Hòa Bình đang tập trung khắc phục sự cố này. 8h sáng 15/10, TL433 đi Đà Bắc vẫn chưa thể thông toàn tuyến, nhất là đến các xã vùng sâu, vùng xa nhưng cơ bản đã thông được 67km từ TP Hòa Bình vào xã Mường Chiềng”.

Ông Vũ Ngọc Sơn cho biết, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, đến hết ngày 17/10, toàn bộ tuyến giao thông trên địa bàn phải được thông suốt.

9

Sở GTVT Yên Bái huy động tối đa phương tiện khắc phục sạt lở trên TL174

Bỏ ăn, quên ngủ

12h trưa 13/10, gần 10 chiếc máy xúc dọc tuyến TL74 vẫn đang làm việc hết công suất để kịp thông đường trong chiều cùng ngày, xóa thế chia cắt vì đứt đường của huyện Trạm Tấu (Yên Bái).

Anh Nguyễn Minh Hiếu, công nhân lái máy xúc của Công ty CP Xây dựng đường bộ I Yên Bái cho biết, anh vào thay ca cho một công nhân khác từ chiều 12/10 và làm việc xuyên đêm cho đến tận bây giờ.

“17h chiều 12/10, tôi lái máy từ cầu Thia (TX Nghĩa Lộ) vào hiện trường. Tới Km11, phát hiện một khối lượng đất đá mới vừa sạt lở tại đây khiến tuyến đường bị ách tắc, tôi liền san gạt, hót dọn điểm sạt lở này để các xe chở vật liệu trên đường vào có thể lưu thông. Khắc phục từ 18h-20h thì xong, tôi vội ăn suất cơm hộp công ty chuẩn bị, rồi tiếp tục lái máy bộ vào Km 21+600. Trời tối, đường sạt lở khó đi, có những điểm khi đang vượt qua thì bất ngờ phía sau máy bị thụt xuống. Lúc ấy, tôi phải chống gầu tạo đà di chuyển, sau đó lót đường, từ từ đưa máy trườn qua vị trí nguy hiểm, nếu không cả người và máy rơi xuống vực. Tôi lái máy bộ di chuyển suốt 5 tiếng, từ 21h hôm trước đến 2h sáng hôm sau mới tới được Km 21+600”, anh Hiếu kể.

Làm việc xuyên đêm từ 2h sáng đến 13h trưa khắc phục xong điểm đứt đường, anh Hiếu mới xuống máy, lau mồ hôi trên trán, uống nước giải lao. Nhưng vừa cầm hộp cơm lên ăn được 2 miếng, nhận tin Km20 xuất hiện điểm sạt lở mới, anh lại vội vàng đứng dậy đưa máy xúc đến hỗ trợ đồng nghiệp xử lý.

Ông Đỗ Văn Dự, Giám đốc Sở GTVT Yên Bái cho biết, TL174 từ TX Nghĩa Lộ - Trạm Tấu là tuyến đường bị thiệt hại nặng nề với 62 điểm sạt lở, trong đó có hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng gây đứt đường, vỡ cống nước.

“Do mặt đường hẹp, hiện trường sạt lở nghiêm trọng nên công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn. Nhưng huyện Trạm Tấu đang bị cô lập, nên các anh em làm việc xuyên đêm không ngừng nghỉ để đến đầu giờ chiều 13/10, chính thức thông tuyến tạm thời TL174. Sau đó, Sở GTVT nỗ lực xử lý tiếp các điểm sạt lở, quyết tâm làm việc 24/24h để sớm khắc phục xong toàn bộ tuyến đường”, ông Bùi Danh Tú, Phó giám đốc Sở GTVT Yên Bái cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.