Đường sắt

Duyệt kế hoạch 2023-2025 TCT Đường sắt VN, lãi hơn 320 tỷ đồng

06/01/2024, 09:12

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm (giai đoạn 2021-2025) của Tổng công ty Đường sắt VN (VNR).

Theo đó, trong giai đoạn này, chỉ tiêu đề ra là toàn tổng công ty phải đạt doanh thu 39.544 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế âm 866,6 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2022 âm hơn 1.193,7 tỷ đồng, giai đoạn 2023-2025 sẽ thoát lỗ, lãi 322,8 tỷ đồng.

Công ty mẹ - VNR, phải đạt doanh thu 26.190 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế âm 1.237 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2022 âm 1.250 tỷ đồng, giai đoạn 2023-2025 thoát lỗ, lãi 13 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nhóm A, B toàn tổng công ty là 2.590,6 tỷ đồng. Dự án nhóm C của Công ty mẹ là bình quân 70 tỷ đồng/năm từ năm 2024-2025.

Duyệt kế hoạch 2023-2025 TCT Đường sắt VN, lãi hơn 320 tỷ đồng- Ảnh 1.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển của Tổng công ty Đường sắt VN giai đoạn 2021-2025, theo đó đặt chỉ tiêu lãi 13 tỷ đồng (Ảnh: minh họa).

Tổng công ty Đường sắt VN có trách nhiệm triển khai Đề án cơ cấu lại đến năm 2025 ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo tiến độ, đúng các yêu cầu, mang lại hiệu quả thiết thực.

Thực hiện giải pháp đầu tư phát triển, Ủy ban vốn yêu cầu, sau khi Đề án "Quản lý, sử dụng tài sản KCHT đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư" được phê duyệt, Tổng công ty Đường sắt VN phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh vận tải và đầu tư vào KCHT đường sắt. Làm việc với các bộ, ngành liên quan để trình cấp có thẩm quyền để giải quyết một số nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư của tổng công ty.

Cùng đó, khẩn trương nghiên cứu, triển khai phương án huy động vốn để đầu tư đầu máy, toa xe hết niên hạn sử dụng.

Phối hợp với Bộ GTVT và các Bộ ngành, đơn vị có liên quan để triển khai kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước hàng năm và trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo đúng tiến độ, đảm bảo sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, giúp tăng năng lực thông qua khu đoạn Hà Nội - TP.HCM và cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải.

Triển khai các nội dung liên quan đến Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia để phấn đấu được phê duyệt trong giai đoạn 2024-2025.

Cần hơn 2.085 nghìn tỷ đồng chuyển đổi năng lượng xanh đường sắtCần hơn 2.085 nghìn tỷ đồng chuyển đổi năng lượng xanh đường sắt

Bộ GTVT dự kiến cần kinh phí hơn 2.085 nghìn tỉ để chuyển đổi năng lượng xanh lĩnh vực đường sắt giai đoạn đến 2050.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.