Bạn cần biết

Gia tăng trẻ ở đồng bằng mắc bướu cổ, vì sao?

08/12/2016, 08:08
image

Tình trạng rối loạn nội tiết do thiếu hụt iốt với tỷ lệ trẻ ở đồng bằng mắc bướu cổ đang tăng nhanh.

Cần đẩy mạnh sử dụng gia vị mặn iốt

Cần đẩy mạnh sử dụng muối iốt.

Theo cảnh báo của chuyên gia y tế, hiện tình trạng rối loạn nội tiết do thiếu hụt iốt đang quay trở lại, điều đáng nói, tỷ lệ trẻ ở đồng bằng mắc bướu cổ vì nguyên nhân này đang tăng nhanh.

Bất ngờ tỷ lệ trẻ mắc bướu cổ tại thành phố

Chỉ tới khi người bà con tới nhà tỏ ý nghi ngờ về sự bất thường trên cổ của cô con gái lên 10, chị Nguyễn Thanh Xuân (Lò Đúc, Hà Nội) mới nhận ra và quyết định đưa con lên BV Nội tiết T.Ư thăm khám. Khi nghe bác sỹ chẩn đoán con mắc bướu cổ mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu iốt, cả hai vợ chồng đều ngỡ ngàng. Chị cũng thừa nhận: “Đúng là từ lâu không dùng muối iốt nữa vì gia đình chỉ thường dùng hạt nêm thay cho thói quen dùng gia vị hay muối”. “Nghe bác sỹ khuyến cáo, không chỉ gây bướu cổ, việc thiếu iốt còn khiến trẻ giảm sút trí tuệ khiến hai vợ chồng đều phát hoảng”, chị Xuân chia sẻ. Đến viện, chị mới thấy trường hợp trẻ mắc bướu cổ như con chị không quá hiếm gặp.

Theo cảnh báo của BS. Phan Hướng Dương, Phó giám đốc BV Nội tiết T.Ư, hiện tình trạng thiếu iốt đang quay trở lại. Tỷ lệ trẻ ở độ tuổi 8-10 mắc bướu cổ xấp xỉ 10%. “Điều gây bất ngờ với kết quả điều tra của chúng tôi là tỷ lệ trẻ thiếu hụt iốt lại nằm chủ yếu ở đồng bằng, chứ không phải vùng núi xa xôi như mọi người vẫn nghĩ”, ông Dương cho biết. Theo lý giải của BS. Dương, nghịch lý này xảy đến do thói quen sử dụng các loại gia vị mặn của người ở vùng đồng bằng, thành thị đã thay đổi: Người miền Bắc thường dùng gia vị, còn người miền Nam dùng bột ngọt. Trong khi đó, iốt lại không được bổ sung trong các loại gia vị mặn này. Trái lại, các tỉnh miền núi vẫn thực hiện các chương trình hỗ trợ cung cấp muối iốt thường xuyên cho bà con sử dụng. Theo kết quả khảo sát, hiện ở các khu vực như Hà Nội, TP HCM, Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam, việc tiêu thụ muối iốt đã giảm ở mức báo động.

Nhìn nhận về thực trạng này, ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Iốt là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động của tuyến giáp, sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Thiếu iốt là một vấn đề y tế cộng đồng đối với mọi người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Cần nhìn nhận đó là một mối đe dọa cho sự phát triển xã hội và kinh tế của quốc gia. Ở trẻ em, thiếu iốt sẽ ảnh hưởng tới trí thông minh, sự phát triển của trẻ”.

Đầu tư 1 USD dinh dưỡng iốt, tiết kiệm 30 USD

Theo BS. Dương, nếu năm 1993, ghi nhận 94% dân số nằm trong vùng thiếu iốt, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-12 tuổi là 22,4%, thì sau 10 tập trung cho Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt iốt cấp quốc gia, con số này đã giảm rõ rệt. Cụ thể, năm 2005, hơn 90% các hộ gia đình được sử dụng muối iốt đầy đủ trong giai đoạn 2005 - 2006. Mức iốt niệu trung vị của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là đủ, và tỷ lệ mắc mới bướu cổ trong trẻ em trong độ tuổi đi học là 5% thấp hơn ngưỡng của WHO 5%.

Tuy nhiên, thành quả này không được duy trì, khi vấn đề chăm sóc sức khỏe người dân từ vi chất iốt được đưa ra khỏi chương trình mục tiêu quốc gia. Hậu quả là, lượng tiêu thụ muối iốt đã giảm một nửa, chỉ còn 45% trong năm 2011. Mức iốt niệu trung vị của phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ là 7,5 mcg/dl. Trong khi theo quy định, chỉ số này dưới 10 mcg là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển đầy đủ của trẻ sơ sinh.

“Iốt là nguyên liệu chủ yếu để tổng hợp nên hóc-môn giáp mà hóc-môn này ảnh hưởng lớn đến giai đoạn hình thành và phát triển hệ thần kinh, nhất là trong giai đoạn bà mẹ mang thai và trẻ khi mới sinh ra. Nếu thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra đần độn, kém thông minh. Đã có nghiên cứu chỉ ra vùng thiếu iốt trẻ chỉ số IQ thấp hơn vùng bổ sung đầy đủ iốt”, BS. Dương nhấn mạnh.

Cũng theo các chuyên gia y tế khi phân tích về lợi của iốt đối với chi phí-lợi ích cho thấy với mỗi USD đầu tư vào dinh dưỡng iốt thì sẽ tiết kiệm được 30 USD thông qua khả năng học tập tốt hơn của trẻ em ở trường; tăng năng lực sản xuất của người lớn; và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Viết Tiến cho biết, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đã rà soát, đánh giá thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề này và đề xuất các giải pháp bền vững về chính sách, pháp luật để bảo đảm muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt. Bên cạnh đó, với sự ra đời của Nghị định 09/2016/NĐ-CP, đổi mới, điều chỉnh các giải pháp để đảm bảo thực thi quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt.

“Hiện chúng tôi cũng đang phối hợp với các đơn vị sản xuất gia vị mặn như gia vị, bột nêm… bổ sung hàm lượng iốt để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu, thói quen sử dụng của người dân đồng bằng, thành thị mà vẫn đảm bảo dự phòng iốt”, ông Dương cho biết.

Iốt rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu iốt có thể dẫn tới thai lưu, sảy thai và bướu cổ; góp phần gây ra nhận thức kém, học tập khó khăn và chậm phát triển tâm thần nghiêm trọng ở trẻ em.

Đủ iốt là nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của thế hệ tiếp theo. Giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để chấm dứt tình trạng thiếu iốt là cung cấp đủ lượng muối iốt cho cơ thể”.ông Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.