• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hà Nội không còn ùn tắc kéo dài quá 20 phút

17/07/2017, 08:38

Toàn thành phố hiện vẫn còn nhiều điểm đen thường xuyên ùn tắc nhưng không còn ùn tắc kéo dài...

14

Vào giờ cao điểm, người dân lưu thông qua nhiều điểm ùn tắc nhưng tại các nút này đường thông nhanh (Ảnh chụp ngã tư Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương)

Không ùn tắc quá 20 phút

Theo Sở GTVT Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội đã xóa được 6/41 điểm đen ùn tắc giao thông (UTGT). Trước đó, giai đoạn 2011-2014, toàn thành phố có 89 điểm UTGT; năm 2015 giảm còn 44 điểm. Con số này trong năm 2016 chỉ còn 41 điểm.

Khảo sát của PV tại các tuyến đường có điểm đen thường xuyên ùn tắc như Phạm Hùng (đoạn trước cổng bến xe Mỹ Đình), Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, Ngã Tư Sở, Trường Chinh, Cầu Giấy... cho thấy tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra. Tuy nhiên, khác hẳn trước đây, những điểm ùn tắc tại các tuyến phố này đều được thông rất nhanh, các phương tiện chỉ mất chừng 5 - 10 phút là có thể lưu thông.

Có mặt trên đường Tố Hữu vào 18h - khoảng thời gian “cao điểm ùn tắc”, PV ghi nhận tình trạng người xe chật kín đường, đặc biệt là đoạn từ ngã tư Trung Văn tới nơi giao cắt với phố Thanh Bình (quận Hà Đông), nơi có hàng loạt khu đô thị mới mọc lên. Dù vậy, cũng chỉ mất chừng 10 phút, lưu lượng người qua đây đã giảm dần, người dân có thể di chuyển dễ dàng.

Bác Nguyễn Văn Thái, lái xe ôm trên tuyến đường này cho hay: “Ngã tư Trung Văn vẫn hay ùn tắc nhưng không kéo dài quá lâu như trước. Chỉ khoảng 10 - 15 phút là đường lại thông”, bác Thái nói và cho biết: Trước đây, ùn tắc kéo dài 30 - 40 phút. Nhiều chủ xe thấy nản, thậm chí còn gửi xe ngồi quán nước hay tranh thủ lên vỉa hè ăn sáng.

Tại đường Cầu Giấy, Xuân Thủy - một trong những điểm đen về UTGT, trước đây, từ 7h - 9h sáng và 6h30 - 7h30 tối, tuyến đường gần như kẹt cứng. Lực lượng chức năng, CSGT phải rất vất vả điều tiết giao thông. Người dân chật vật chôn chân ở đây 1 - 2 tiếng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, đến nay, công trình đường sắt dù vẫn đang thi công song người dân lưu thông qua đây thường chỉ bị ùn tắc khoảng 10 - 20 phút cho toàn tuyến đường.

Ghi nhận của PV vào 10h ngày 12/7, dù là khung giờ thấp điểm, tuyến đường Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng có mật độ xe di chuyển vẫn rất lớn, lòng đường hẹp, vỉa hè cho người đi bộ rất nhỏ có chỗ bị chiếm dụng hoàn toàn, các phương tiện di chuyển khó khăn qua tuyến đường này. “Tôi đi qua nhiều tuyến đường của Hà Nội cũng ùn tắc nhưng hiện tại không ùn tắc lâu như đường Nguyễn Lương Bằng. Mỗi lần ùn tắc tôi thường phải dừng lại 15 - 20 phút mới có thể di chuyển”, chị Hà Phương ở Hà Đông, Hà Nội chia sẻ.

Nhận diện nguyên nhân từng “điểm đen ùn tắc” để kê đúng thuốc

Trao đổi với Báo Giao thông, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, các điểm ùn tắc có nguyên nhân do lưu lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng, luồng tuyến xung đột gây UTGT, một số công trình trọng điểm đang thi công gây cản trở giao thông...

Theo ông Viện, trước mắt, UBND TP Hà Nội đã giao Sở GTVT chủ trì cùng CATP thành lập Tổ công tác trực tiếp xuống thực địa nghiên cứu, phân tích, đánh giá nguyên nhân và thống nhất phương án xử lý, khắc phục.

Theo UBND TP Hà Nội để giảm ùn tắc giao thông, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ đưa ra các nhóm giải pháp khác trong tổ chức, điều hành giao thông; cải tạo, nâng cấp các nút giao thông; cải thiện năng lực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xử lý triệt để tình trạng xe dù, bến cóc, xe thô sơ, xe ba bánh tham gia hoạt động kinh doanh vận tải không đúng quy định; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong quản lý, sử dụng hè phố...

Trong đó, UBND TP Hà Nội giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng hè phố, đồng thời sẽ thực hiện quản lý chặt chẽ đối với taxi truyền thống, Grab, Uber và xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi...

“Các điểm đen ùn tắc được phân loại theo nguyên nhân, chỗ nào ùn tắc do có công trình thi công, chỗ nào do phương án tổ chức giao thông chưa hợp lý, chỗ nào do lưu lượng đông... sau đó mới đưa giải pháp”, ông Viện nói và cho biết thêm: Trước mắt, Hà Nội sẽ hoàn thiện công tác tổ chức giao thông để xóa bỏ 2 điểm đen ùn tắc tại nút giao Lò Đúc - Trần Khát Chân - Kim Ngưu và Trung Văn - Tố Hữu.

Với các điểm UTGT liên quan đến các dự án đang thi công, chúng tôi đã yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công và có phương án tổ chức giao thông phù hợp. Tại 4 điểm UTGT liên quan đến dự án BRT, Sở GTVT Hà Nội sẽ nghiên cứu hoàn thiện phương án tổ chức giao thông, điều chỉnh hợp lý các xe buýt kết nối với buýt nhanh BRT để cải thiện và tiến tới xóa bỏ UTGT tại các nút này.

“Riêng với các điểm UTGT liên quan đến các dự án thi công đường sắt trên cao gồm tuyến Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội, chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư các dự án đảm bảo tiến độ đã cam kết, bố trí lực lượng phối hợp hướng dẫn giao thông, đặc biệt không để phát sinh các điểm mới”, ông Viện khẳng định.

Ngoài ra, với 15 điểm UTGT liên quan đến phương án tổ chức giao thông sẽ nghiên cứu, có phương án cụ thể cho từng điểm. 10 điểm ùn, tắc do lưu lượng đông, mặt cắt đường hẹp, sẽ tăng cường lực lượng hướng dẫn, điều tiết giao thông, tiếp tục theo dõi, đề xuất các giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội thông tin thêm, UBND TP đã giao Sở GTVT và CATP Hà Nội đưa ra dự báo, cảnh báo các tuyến, nút giao có thể xảy ra ùn tắc khi diễn ra các sự kiện, ngày lễ lớn và khi hoàn thành, khai thác sử dụng các khu đô thị, khu thương mại, khu công nghiệp để có giải pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng “xóa được điểm này lại phát sinh điểm mới”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.