• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Kêu gọi xã hội hóa đầu tư điểm giữ tàu thuyền vi phạm

08/03/2018, 07:33

Do thiếu hệ thống bến bãi trông giữ phương tiện thủy vi phạm nên ở nhiều địa phương trên cả nước rất phổ biến...

15

Đường thủy vẫn tràn lan phương tiện vi phạm do hiệu quả răn đe trong việc xử phạt chưa cao

Phạt nhưng không có nơi giữ phương tiện

Đầu tháng 3/2018, trực tiếp ghi nhận trên các tuyến sông: Hồng, Cầu, Đuống, Kinh Thầy... PV Báo Giao thông nhận thấy, hầu hết các phương tiện thủy chở vật liệu xây dựng, dăm gỗ đều chở quá tải do quá vạch dấu mớn nước an toàn trên phương tiện. Nhiều thuyền viên cho biết, hầu như tàu nào cũng từng bị “dính” phạt lỗi quá tải, thuyền trưởng bị tạm giữ bằng lái, nhưng chỉ cần nộp phạt tiền xong là đi.

Anh Nguyễn Tiến Tùng, chủ tàu và thuyền viên tàu TB - 161xx cho PV xem quyết định bị Phòng CSGT tỉnh Thái Bình xử phạt 2,5 triệu đồng kể: “Biết chở quá tải là nguy hiểm, nhưng tàu nào cũng thế, nếu chỉ chở đúng tải sẽ lãi ít, không cạnh tranh được. Hơn nữa, chở quá tải nếu “đen” lắm mỗi chuyến bị phạt một lần, nhưng vẫn hơn chở đúng tải”.

Theo Sở GTVT Hà Nội, khi bến trông giữ phương tiện thủy đi vào hoạt động, cần có quy chế phối hợp giữa Công an thành phố, Sở GTVT và UBND cấp huyện trong công tác quản lý để đảm bảo an ninh trật tự, ATGT trong khu vực.

Ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam cho biết, khi Nhà nước chưa đầu tư được các bến bãi tạm giữ phương tiện thủy vi phạm Luật Giao thông ĐTNĐ, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư là giải pháp phù hợp, góp phần giảm đầu tư từ ngân sách và tăng hiệu quả xử lý vi phạm ATGT. Về lâu dài, cũng nên tính đến việc xây dựng tiêu chuẩn của bến bãi tạm giữ phương tiện thủy để tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, đơn vị tổ chức trông giữ, cũng như đối tượng bị giữ phương tiện thủy tuân thủ theo quy định chung.

Chị Hồng, máy trưởng một tàu “không số” neo đậu tại sông Cầu đoạn qua phường Vạn An, Bắc Ninh kể, tàu của vợ chồng chị đi hút cát thuê hàng chục năm nay, bị xử phạt khoảng 5 - 6 lần, nhưng chưa lần nào bị giữ tàu. Không chỉ phương tiện chở hàng dọc tuyến, không ít bến đò ngang trên sông Hồng như Phù Sa (huyện Đại Tập, Hưng Yên)... từng bị lực lượng thanh tra đường thủy xử phạt hành chính, đình chỉ nhưng phương tiện vẫn hoạt động.

Theo lãnh đạo một số đơn vị CSGT, thanh tra giao thông đường thủy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “phạt cho tồn tại” là thiếu bến bãi tạm giữ phương tiện. Thượng tá Đinh Tiến Đại, Phó thủy đoàn 1 của Cục Cảnh sát giao thông cho biết, đa số các tuyến đường thủy chưa có bến tạm giữ phương tiện vi phạm nên không ít lần Đoàn kiểm tra liên ngành đường thủy dù đình chỉ phương tiện xong đành “phạt cho tồn tại”, vi phạm không được khắc phục. Điều này khiến việc xử lý vi phạm khó khăn hơn, làm giảm tính răn đe của việc xử phạt vi phạm.

Ông Trần Văn Khiết, Đội trưởng Đội Thanh tra - An toàn số 2 (Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc) cho biết, với những phương tiện vi phạm phải tạm giữ mới đủ sức răn đe. Nhưng nếu tạm giữ, đơn vị lại phải đi thuê cảng, bến thủy sẽ rất tốn kém. Lo ngại hơn, nếu đi thuê, chẳng may phương tiện bị chìm đắm hoặc phát sinh hư hỏng sẽ rất phức tạp.

Đề xuất xã hội hóa đầu tư

Theo tìm hiểu của PV, hầu hết các địa phương trên toàn quốc chưa tổ chức được hệ thống bến tạm giữ phương tiện thủy vi phạm. Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất UBND TP Hà Nội kêu gọi các tổ chức, cá nhân có năng lực đầu tư bến bãi giữ phương tiện thủy vi phạm ATGT, khai thác khoáng sản lòng sông trái phép, tại một số vị trí cụ thể trên sông Hồng (đoạn thuộc địa bàn xã Trung Châu, Thọ An, huyện Thọ An), trên sông Đuống (đoạn thuộc địa bàn xã Dương Hà, huyện Gia Lâm). Theo đơn vị này, trên địa bàn thành phố có hơn 250km đường thủy, vi phạm tràn lan, nhưng lại chưa có bến bãi trông giữ phương tiện thủy vi phạm để lực lượng chức năng tạm giữ phương tiện.

Tìm hiểu của PV, hiện đã có một số doanh nghiệp mong muốn đầu tư dự án bến bãi giữ phương tiện thủy tại Hà Nội. Lãnh đạo Công ty CP Thương mại Tiền Giang cho biết, đề xuất dự án của đơn vị đã được Hà Nội đồng ý về chủ trương. Tuy nhiên, do việc đầu tư xây dựng bến bãi liên quan đến các lĩnh vực như: Đất đai, đê điều, giao thông, xây dựng... nên đang chờ các ngành chức năng của Hà Nội hướng dẫn các thủ tục.

“Hình thức xã hội hóa đầu tư bến bãi giữ phương tiện thủy là phù hợp. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể bỏ vốn đầu tư và tổ chức trông giữ, thu dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật”, lãnh đạo doanh nghiệp trên nói.

Ông Nguyễn Tiến Bích, chủ một bến thủy trên sông Hồng tại huyện Đan Phượng cho rằng, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư bến bãi giữ phương tiện vi phạm nhưng cần rõ ràng cơ chế giá dịch vụ trông giữ, cách thức vận hành để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

“Trông giữ phương tiện thủy liên quan đến vấn đề thời tiết giông gió, an ninh trật tự, dễ xảy ra chìm đắm và liên quan đến trục vớt, bồi thường thiệt hại. Vì thế, doanh nghiệp muốn biết trước để tính toán đầu tư mới hoặc cải tạo, chuyển đổi công năng bến hàng hóa sang bến trông giữ phương tiện”, ông Bích nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.