Showbiz

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu "tứ bất tử"

23/02/2024, 19:04

Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) là vị thần đứng hàng đầu 'tứ bất tử' trong thiền điện tín ngưỡng Việt. Gắn liền với hình tượng Sơn Tinh, ngài là thành hoàng bảo trợ cho làng xã, được nhân dân tôn thờ là Phúc Thần, Thượng đẳng tối linh thần.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Lê khai hội được tổ chức vào ngày 23/2 (14 tháng Giêng âm lịch) tại di tích đền Hạ, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội. Năm nay là năm thứ 16 huyện Ba Vì khôi phục và tổ chức lễ hội Tản Viên Sơn tại cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, với mong muốn những giá trị văn hóa của lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, phong tục, tập quán của Ba Vì được bảo tồn, lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi khắp trên cả nước. Đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho lớp lớp các thế hệ hôm nay và mai sau.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Núi Tản Viên gắn liền với hình tượng người anh hùng Sơn Tinh, đó được coi là nơi phát tích của truyền thuyết về Đức Thánh Tản. Trong tâm thức dân gian của người dân xứ Đoài, Tản Viên Sơn Thánh tên thật là Nguyễn Tuấn, là con của Thánh mẫu Đinh Thị Đen và Cố phụ Nguyễn Cao Hành. Thánh Tản sinh ra tại Động Lăng Sương, nay thuộc xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Thánh Tản là hiện thân của thần núi, cai quản không gian thiêng của ngọn núi Tản cao chót vót phía Tây kinh thành Thăng Long, vùng đất địa linh, vị trí trấn thủy trọng yếu chống lại sự tàn phá của thủy tai do dòng sông Đà và sông Hồng gây ra. Tản Viên Sơn Thánh còn là hiện thân của nhân vật anh hùng chiến đấu chống lại thế lực ngoại bang, liên minh các bộ tộc, bảo vệ địa bàn cư trú của cư dân.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Bên cạnh đó, Tản Viên Sơn Thánh còn là nhân vật anh hùng sáng tạo văn hóa, tạo ra lửa, khơi nguồn nước cứu nạn dân chúng, dạy dân các nghề nghiệp khác nhau và được tôn thờ như một vị tổ sư bách nghệ.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Với ước muốn tìm về cội nguồn của những giá trị văn hóa dân tộc, trong những năm qua, huyện Ba Vì đã nỗ lực rất lớn trong việc khôi phục và bảo tồn các lễ hội truyền thống, nhất là đối với lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (Chủ tịch huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng đánh trống khai hội).

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Về cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Theo truyền thuyết dân gian, Sơn Tinh còn có hai anh em họ là Nguyễn Hiền và Nguyễn Sùng. Khi cha mẹ mất, ba anh em phải sống tự lập và làm nhiều việc thiện, họ đi khắp nơi khai điền, trị thủy, dạy dân cấy lúa nước, gieo trồng lúa nương, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Sau đó ba anh em được Ma Thị Cao Sơn người cai quản núi Ngọc Tản nhận làm con nuôi, được Thái Bạch Thần Linh trao cho cây gậy thần, được Long Vương trao quyển sách ước. Từ đó ba anh em Sơn Tinh đi khắp nơi để cứu giúp nhân dân.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Ghi nhớ công đức những đóng góp công ơn to lớn của ngài, nhân dân nơi đây đã xây dựng ngôi đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (Tây Cung) nằm dưới chân núi Tản Viên bên bờ sông Đà, thuộc địa phận xã Thủ Pháp xưa nay là xã Minh Quang, huyện Ba Vì.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Đền Thượng là ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo gồm ba gian, hai chái, một nửa mái sau đền là vách đá. Hai bên tường hồi có hai vòng tròn sắc không đối diện nhau, mô phỏng biểu tượng của nhà Phật. Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, phỏng theo quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Đây là ngôi đền có vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì. Theo Ngọc phả "Sự tích Đức Thánh Tản" lưu giữ tại đền Và, thì đầu thế kỷ 18 đã có đền Hạ. Đền có ba dãy nhà ngang với nhiều hạng mục lớn như cổng tam quan, đại bái, tiền tế, hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền Hạ có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên. Trên mái cổng Tam quan có lưỡng long chầu nguyệt, hai tầng, tám mái đao cong, lợp ngói ri.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Nhận thấy tầm quan trọng của bảo tồn di sản với phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì đã tích cực đầu tư để tu bổ, tôn tạo và nâng cấp các di tích. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 2008. Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh, huyện Ba Vì được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2018.

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024, vị thần đứng hàng đầu

Tại buổi lễ, huyện Ba Vì cũng cắt băng Khai hội du lịch Ba Vì năm 2024. Huyện Ba Vì đã xác định, di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo ra những giá trị văn hoá. Xây dựng và làm phong phú sản phẩm du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội, trong đó công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản tại cụm di tích là điểm đến tham quan du lịch.Theo thống kê của huyện Ba Vì, từ ngày mùng một Tết đến hết rằm tháng Giêng, dự kiến trên địa bàn đón trên 100.000 lượt khách, chủ yếu du xuân và lễ bái tại các di tích và lễ hội. Riêng cụm di tích thờ Đức Thánh Tản Viên sơn trên núi Ba Vì đón khoảng 90.000 lượt khách.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.