Quốc tế

Khai mạc cũng là… bế mạc

05/06/2015, 19:27

Lễ khai mạc SEA Games 28 sẽ là buổi lễ ấn tượng nhất trong các kỳ SEA Games.

 

tien nhat
Tiến Nhật giành HCV môn đấu kiếm - HCV đầu tiên của Việt Nam tạiSEA Games 28.

Tối nay (5/6), Singapore sẽ tổ chức lễ khai mạc SEA Games 28. Dù kịch bản của buổi lễ khai mạc này được giấu kín đến phút chót nhưng theo như khẳng định của ông Lawrence Wong - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thanh niên và Cộng đồng Singapore, lễ khai mạc SEA Games 28 sẽ là buổi lễ ấn tượng nhất trong các kỳ SEA Games.

Cũng theo vị Bộ trưởng này, BTC đã huy động 5 ngàn diễn viên cùng 30 ngàn tình nguyện viên để phục vụ buổi lễ. Bên cạnh đó là 160 màn chiếu HD (nhiều hơn cả Olympic Bắc Kinh 2008 - 146 chiếc) để phục vụ các tiết mục biểu diễn nghệ thuật. Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, nước chủ nhà rõ ràng đủ khả năng tạo ra một lễ khai mạc ấn tượng nhất trong lịch sử SEA Games như ông Lawrence tuyên bố.

Thế nhưng, sau buổi lễ khai mạc hoành tráng đó liệu có phải là một kỳ đại hội thành công. Đây là một câu hỏi  khó trả lời bởi nó còn phụ thuộc vào sự đánh giá của từng cá nhân, từng đoàn dự SEA Games? Giả dụ, với đoàn Việt Nam, vị trí trong top 3 được coi là thành công nhưng với đoàn Thái Lan nếu không đứng nhất thì là thất bại. Tương tự là mục tiêu của 9 đoàn còn lại. Câu hỏi tiếp theo là tại sao thành công của một kỳ SEA Games không phải tới từ những sự đánh giá tổng quát cho các bộ môn thi đấu và cả công tác tổ chức của nước chủ nhà?

SEA Games vốn từ lâu được biết đến như một cái “ao làng” và ở  đó cứ mỗi lần đại hội là lại có cả tá chuyện rất đặc trưng. Từ việc nước chủ nhà sẽ tìm mọi cách để gạt hết những nội dung thế mạnh của các đoàn bạn đến việc trọng tài trắng trợn thiên vị các VĐV chủ nhà. Lịch sử SEA Games chứng kiến không ít những lần các VĐV bật khóc tức tưởi vì bị xử ép khi đối thủ là VĐV chủ nhà. Rồi cả chuyện sắp lịch thi đấu làm sao để các VĐV chủ lực của đoàn bạn không có thời gian nghỉ ngơi nhằm chiếm lợi thế trong cuộc đua đến chiếc HCV.

Chính bởi vậy, ở mỗi kỳ SEA Games, dù chưa khởi tranh nhưng các đoàn đều có thể tính toán rất sát số huy chương mà mình đạt được và cả thứ hạng. Nước chủ nhà ắt hẳn phải có vị trí trong top 3. Thậm chí nếu có tiềm lực một chút như Malaysia hay Việt Nam thì hoàn toàn có thể dẫn đầu bảng tổng sắp. Nếu nước chủ nhà SEA Games không nằm trong nhóm “cường quốc”, Thái Lan dĩ nhiên sẽ dẫn đầu và nước chủ nhà sẽ có được vị trí thứ hai… Thế mới thấy cái danh “ao làng” của SEA Games đúng là chả sai chút nào.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.