Bất động sản

Khi “bão” tranh chấp tiện ích lan đến khu nhà giàu

31/10/2023, 08:38

Ít ai ngờ rằng cư dân các khu đô thị sang trọng có giá hàng triệu USD mỗi căn lại bị cuốn vào cuộc tranh chấp quyền sử dụng và phí vận hành tiện ích.

Khi “bão” tranh chấp lan đến khu nhà giàu - Ảnh 1.

Cư dân khu biệt thự Senturia căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo quyền lợi được sử dụng tiện ích hồ bơi.

Khu nhà giàu cũng căng băng rôn

Mới đây, hàng trăm cư dân khu biệt thự Senturi ở đường Vườn Lài, quận 12, TP.HCM, treo băng rôn yêu cầu chủ đầu tư và cơ quan có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của họ. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi phải liên tục tham gia các cuộc họp khẩn cấp nhằm giải quyết mâu thuẫn về việc chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước thu hồi hồ bơi và nhà cộng đồng.

Bà Vũ Thị Phương, Trưởng ban đại diện cư dân Senturia, cho biết, cư dân đã họp với chủ đầu tư, nhưng chưa có sự thống nhất giữa các bên. Lo lắng hồ bơi và khu nhà cộng đồng bị thu hồi, cư dân đã treo băng rôn phản đối.

Theo bà Phương, cư dân đã trả tiền cho chủ đầu tư để sử dụng các tiện ích này, việc thu hồi đồng nghĩa với việc khách hàng bị lừa dối. "Cư dân đang rất bức xúc. Nếu không thể bảo vệ các tiện ích này, họ sẽ xem xét khả năng đưa vụ việc ra tòa án", bà Phương nói.

Còn đại diện Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước cho biết, đã nắm sự việc cư dân treo băng rôn đòi quyền lợi. Đơn vị đã tổ chức cuộc họp để đối thoại với cư dân nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chủ đầu tư cam kết sẽ hợp tác với chính quyền địa phương tổ chức cuộc họp với cư dân, với tinh thần cùng nhau tìm cách xử lý.

Khi “bão” tranh chấp lan đến khu nhà giàu - Ảnh 2.

Khu biệt thự Senturia - nơi xảy ra tranh chấp sở hữu tiện ích giữa cư dân và chủ đầu tư.

Đối diện bên kia sông Sài Gòn, cư dân và chủ đầu tư khu đô thị Vạn Phúc City (TP Thủ Đức) cũng đang nảy sinh tranh chấp về quyền sử dụng các tiện ích cũng như việc đóng phí vận hành khu đô thị.

Một cư dân sống tại đây cho biết rất bức xúc khi Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc gửi thông báo thu mỗi nhà khoảng 2 triệu đồng/tháng phí vận hành, cùng một bảng dự toán dù các tiện ích ở đây được chủ đầu tư cho đối tác bên ngoài thuê.

Sự việc sau đó trở nên căng thẳng. Cư dân đã đề nghị chính quyền lập biên bản việc ban quản lý bịt lỗ thoát nước trong khu đô thị vì cho rằng cư dân không đóng phí vận hành.

Pháp luật quy định thế nào?

Về sự việc diễn ra ở Vạn Phúc City, đại diện Tập đoàn bất động sản Vạn Phúc cho biết ở một số phân khu mới bàn giao nhà có sự hiểu lầm của cư dân về vấn đề thu phí và quản lý các tiện ích. Đơn vị đã họp với các bên để lắng nghe ý kiến và điều chỉnh mức thu phí phù hợp. Đồng thời, Tập đoàn bất động sản Vạn Phúc đã nghiêm khắc nhắc nhở ban quản lý vì một số hoạt động làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân.

Theo đại diện chủ đầu tư, tới đây, công ty tiếp tục tổ chức cuộc họp để giải thích chi tiết việc thu các khoản phí là để duy trì và phát triển cộng đồng. Vạn Phúc sẽ tổ chức các cuộc họp cư dân ở từng phân khu để làm rõ mọi khía cạnh và đạt được sự thống nhất về mức thu phí vận hành; bầu cử ban đại diện cư dân mới, nhằm đảm bảo việc vận hành quản lý khu đô thị trong thời điểm hiện tại.

TS Huỳnh Thanh Điền, chuyên gia kinh tế - bất động sản, chia sẻ trong môi trường nhiều hộ gia đình chung sống, sử dụng chung các tiện ích như ở khu đô thị, việc giải quyết vấn đề, phải tuân theo quy định của pháp luật và cộng đồng cư dân.

Việc vận hành và sử dụng các tiện ích chung trong khu đô thị đã được quy định trong pháp luật. Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án phải đảm bảo xây dựng và hoàn thành hạ tầng, các tiện ích theo thiết kế đã được duyệt. Sau khi hoàn thành, chủ đầu tư bàn giao cho địa phương quản lý và cung cấp tiện ích cho cư dân.

Cư dân khi nhận bàn giao cần phối hợp với chủ đầu tư bầu ban đại diện cư dân. Việc duy trì các tiện ích được quyết định bởi cộng đồng thông qua việc quản lý tự quản, hoặc thuê đơn vị chuyên nghiệp để quản lý. Chủ đầu tư có thể đưa ra gợi ý, nhưng quyết định cuối cùng thuộc về cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp dự án lớn được hoàn thành từng phần.

Luật sư Nguyễn Văn Ân, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, để hạn chế mâu thuẫn ở các khu đô thị, cư dân cần tham gia đầy đủ vào các cuộc họp, ứng cử vào ban tự quản. Điều này sẽ giúp việc quản lý và quyết định về mức phí vận hành các tiện ích của khu nhà ở một cách hiệu quả.

Về việc vận hành khu đô thị, pháp luật đã có quy định. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bầu ban tự quản khu nhà ở, thiết lập quy chế, xác định nhiệm kỳ hoạt động của ban tự quản, quyết định đóng góp kinh phí để chi trả việc duy trì cây xanh, vườn hoa, và bảo trì các công trình tiện ích.

Trong trường hợp chủ đầu tư và người sử dụng nhà ở không thống nhất về việc bầu ban tự quản, chủ đầu tư phải quản lý theo nội dung của dự án đã được phê duyệt.

Quá trình giải quyết các tranh chấp ở các khu đô thị, cư dân và chủ đầu tư nên duy trì thái độ hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Chủ đầu tư nên lắng nghe quan điểm của cư dân, không áp đặt hoặc gây áp lực. Việc giải quyết tranh chấp cần diễn ra một cách hòa bình, minh bạch, căn cứ
Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật
Khu đô thị triệu USD nhếch nhác, trở thành nơi nuôi gàKhu đô thị triệu USD nhếch nhác, trở thành nơi nuôi gà

HUD Vân Canh được rao bán trên dưới 100 triệu/m2 nhưng dự án gần như bỏ hoang. Người dân địa phương đang tận dụng làm nơi nuôi gà, nhốt chó.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.