Làm báo cùng Giao thông

Khoán xe công, lãnh đạo mất thể diện?

10/03/2017, 08:27

Loạt bài khoán xe công trên Báo Giao thông nhận được nhiều ý kiến bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội.

10

Sử dụng tiền khoán để đi taxi hoặc các phương tiện khác thay vì đi xe công giúp Nhà nước và cả người nhận khoán được hưởng lợi- Ảnh: Dương Linh

Loạt bài khoán xe công trên Báo Giao thông nhận được nhiều ý kiến bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội. Liên quan nội dung Chủ tịch tỉnh sẽ đi taxi, nhận 6,5 triệu đồng/tháng, bạn đọc Lê Khúc Huân băn khoăn: “Chỉ nên khoán chi phí chứ không nên khoán tiền. Chủ tịch tỉnh đi taxi, gặp tài xế lái ẩu hay nghiện ngập liệu có mất thể diện cho chính quyền không? Chưa kể, đó là nhân sự quan trọng, cần được sử dụng lái xe chuyên nghiệp, có đạo đức đưa đón”.

Phản biện lại ý kiến này, bạn đọc Lê Hoàng Sơn cho rằng, mức khoán như Bộ Tài chính đề xuất chỉ áp dụng cho lộ trình từ nhà tới công sở. Nếu đi họp, Chủ tịch tỉnh vẫn phải có chế độ xe riêng. “Nhưng nói vậy mới thấy cách khoán này khá nửa vời”, độc giả này phân tích tiếp: “Cắt tiêu chuẩn xe công đưa đón đi làm nhưng vẫn duy trì xe đưa đi công tác, đi họp thì không giảm được nhiều. Chủ tịch không ngồi chung xe với Phó chủ tịch, cấp trưởng không đi cùng cấp phó thì vẫn mỗi người một xe, một lái xe, cắt giảm sao được”.

Không đồng tình với các ý kiến trên, bạn đọc Quý Anh nhận xét: “Cần ủng hộ cái mới thay vì chỉ ngồi ném đá và cân nhắc. Hà Nội đã tiên phong khoán xe công, các Sở đã thực hiện, nếu đi công tác thì được dùng xe cá nhân, phương tiện công cộng với tổng kinh phí không quá 9,3 triệu đồng/tháng. Một vài huyện ở Hà Nội đã có kế hoạch bàn giao lại một số xe cho thành phố. Huyện Thanh Trì cho biết sẽ giao lại 2 xe. Không hiểu sao nhiều người vẫn cho rằng khoán không hiệu quả”.

“Muốn khoán được xe công thì từng đơn vị phải xây dựng quy chế sử dụng xe công. Nếu có quy chế chung cho toàn quốc thì quá tốt, còn nếu không, từng đơn vị phải xây dựng dựa trên mức khoán được giao. Nếu mức khoán, chế độ khoán không hợp lý thì kiến nghị điều chỉnh, cái gì mới cũng thường bị phản ứng, nhưng tôi hy vọng không vì thế mà chúng ta làm chậm chủ trương này. Hãy chờ kết quả thí điểm ở Hà Nội”, bạn đọc Minh Hoài bình luận.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.