Đây là loại hạt phổ biến ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới, được mệnh danh là “hạt trường sinh”. Trong hạt lạc (đậu phộng) có chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu.
Trong đó chất lysine có thể giúp nâng cao trí thông minh ở trẻ, axit gulamic và axit aspartic thúc đẩy sự phát triển của tế bào não, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Loại hạt này có thể kết hợp với các thực phẩm khác hoặc chế biến riêng lẻ cũng có thể thành món ăn ngon, rẻ và tiện lợi.
Lạc là thực phẩm khá dễ chế biến với nhiều biến tấu đa dạng, dễ ăn.
Theo Đông y, lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mãn tính, viên thận mãn, cước khí.
Vỏ lụa (hóa sinh y) chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần.
Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết, giãn mạch làm lưu thông máu.
Với hương vị đặc trưng thơm, bùi, ngậy, không gây béo, lạc là món dễ ăn, dễ mang theo để ăn vặt hoặc ăn với cơm, nấu xôi và rất nhiều biến tấu khác lạ trong thời đại ngày nay.
Hạt lạc được biết đến bởi nhiều tác dụng kỳ diệu:
Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lạc nhiều chất béo bão hòa giúp bảo cệ tim mạch. Đồng thời, hạt lạc có chứa các chất chống ô xy hóa mạnh.
Người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc có thể giảm tới 35% tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch. Phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc cũng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Các sản phẩm từ lạc rất có lợi cho sức khoẻ.
Giảm cholesterol, ngừa lão hóa
Chất niacin có trong lạc giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ và giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, giảm lượng cholesterol xấu.
Ngăn ngừa ung thư
Trong một số loại dầu thực vật như đậu, lạc có chứa chất teta-sitoserol giúp chống lại bệnh tim mạch bằng các tác động đến quá trình hấp thụ cholestrol. Ngoài ra nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Thúc đẩy sự phát triển của cơ thể
Lạc có chứa hàm lượng canxi cao. Đây là thành phần quan trọng trong cấu tạo xương. Do đó, ăn lạc thường xuyên sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng, củng cố hệ xương vững chắc.
Ngoài ra, lạc có chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu. Trong đó chất lysine có thể giúp trí thông minh ở trẻ, có thể nâng cao trí thông minh ở trẻ, axit gulamic và axit aspartic thúc đẩy sự phát triển của tế bào não, tăng cường khả năng ghi nhớ.
1. Cách làm lạc rang húng lìu siêu ngon, siêu dễ
Lạc rang húng lìu món ăn nhâm nhi cực kỳ yêu thích của nhiều người. Đây là cách làm lạc rang húng lìu siêu ngon và cực kỳ đơn giản:
Nguyên liệu
Lạc 300g
Húng lìu
Đường kính 200g
Muối ăn 1 thìa
Cát
Cách làm
Đầu tiên, cần phải sơ chế lạc. Cho lạc vào một cái chậu sạch, rồi đổ nước sao cho đảm bảo ngập trong khoảng 2 phút là được.
Ngâm lạc ngập nước trong 2 phút.
Tiếp theo là pha chế hỗn hợp muối và đường. Tùy vào sở thích mà tỷ lệ đường muối sẽ có sự khác biệt nhất định.
Tuy nhiên, theo công thức gia truyền của các làng nghề, tỷ lệ đường muối lý tưởng đó là 200g đường và 1 thìa cà phê muối vào một chén chứa khoảng 1/3 đến 1/2 nước.
Để húng lìu có thể thấm vị vào món ăn, bạn trộn đều đường, húng lìu vào lạc rồi ngâm hỗn hợp này trong khoảng 12 tiếng.
Sau khi đã hoàn thành xong phần chuẩn bị cơ bản này có thể đặt chảo lên bếp rồi cho cát vào đảo. Đảo đều cát đến khi sờ vào tay nóng rẫy thì mới cho lạc đã ngâm húng lìu vào. Cứ tiếp tục đảo đều hỗn hợp cho đến khi lạc chín là được.
Thành phẩm lạc rang húng lìu giòn thơm, hấp dẫn
Và cuối cùng, hãy sàng cho cát rơi ra để hưởng thành quả với những mẻ lạc rang húng lìu siêu ngon bùi, hấp dẫn.
2. Cách làm lạc rang tỏi ớt thơm ngon, lạ miệng
Đây tuy là một món ăn bình dị, cách làm đơn giản nhưng mùi vị lại cực kỳ thơm ngon, lạ miệng.
Nguyên liệu
200g lạc
Gia vị: hạt nêm, muối, đường
Dầu ăn
Vài trái ớt, 2 củ tỏi
Chảo, bếp, đũa, muỗng, chén, rây...
Cách làm
Bắc chảo lên bếp, cho đậu phộng vào và rang chín vàng. Sau đó, cho 2 củ tỏi đã bóc vỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Bước đầu tiên bạn rang lạc cho vàng đều, tránh bị cháy
Cho 1 ít dầu ăn vào chảo, cho tỏi vào phi vàng, rồi cho ra một cái rây lọc cho ráo dầu.
Phi tỏi cho thơm vàng, tránh để tỏi bị cháy khét.
Trộn tỏi đã phi vàng với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường và một ít ớt băm (tùy theo sở thích ăn cay) cho đều với nhau.
Tỏi rây qua cho hết dầu, rồi trộn phần tỏi chiên với các gia vị
Bắc chảo lên bếp, thêm vào 1/2 chén nước lọc và 1 muỗng canh đường. Đun cho nước sôi và đường tan hết thì cho đậu phộng đã rang vàng lúc nãy vào, trộn đều.
Thành phẩm lạc rang tỏi ớt cay cay, mặn mặn cực hấp dẫn
Sau đó, cho phần tỏi ớt đã trộn với gia vị vào, đảo tới khi ráo nước là được. Cuối cùng bạn cho ra 1 cái khay để đậu phộng nguội là có thể dùng được.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận