Bất động sản

Ngân hàng Nhà nước họp tháo gỡ khó khăn tín dụng bất động sản

13/11/2023, 09:31

Các đơn vị tham gia hội nghị sẽ đánh giá về tình hình cấp tín dụng, tháo gỡ khó khăn về lãi suất đối với bất động sản.

Sáng nay (13/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 993 (993/CĐ-TTg ngày 24/10) của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo NHNN, tính đến 31/10, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022. Đến 30/9, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế. 

Trong đó, tín dụng bất động sản tập trung vào mục đích tiêu dùng, tự sử dụng chiếm 64%; Dư nợ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỉ trọng 36%. 

Ngân hàng Nhà nước họp tháo gỡ khó khăn tín dụng bất động sản - Ảnh 1.

Lãnh đạo NHNN Việt Nam, Bộ Xây dựng và một số đơn vị, doanh nghiệp BĐS tại hội nghị sáng 13/11.

Theo NHNN, 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh bất động sản có sự tăng trưởng cao hơn tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chung và tín dụng bất động sản cùng kỳ năm trước. Hiện, thị trường bất động sản vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn: Vướng mắc pháp lý về đất đai, quy hoạch; Thủ tục hành chính; Năng lực tài chính doanh nghiệp bất động sản còn nhiều hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài: Vốn tín dụng, trái phiếu, huy động từ khách hàng… 

NHNN cho hay thời gian tới tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ để điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, kinh tế vĩ mô… để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế. 

NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách. Hiện, NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực tiễn Thông tư 03, Thông tư 06 để kịp thời ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, người dân; Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng khó khăn. 

Ngoài bám sát tình hình triển khai chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững; Tăng cường giám sát, phòng chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. 

Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đề nghị hội nghị tập trung đánh giá về thị trường bất động sản, giải pháp tháo gỡ, cần thêm chính sách cụ thể ra sao từ ngành ngân hàng, xây dựng. Các đơn vị tham gia hội nghị cũng sẽ đánh giá về tình hình cấp tín dụng, tháo gỡ khó khăn về cấp tín dụng, lãi suất đối với bất động sản. Đâu là tích cực, đâu là lưu ý cảnh báo để cùng nhau tìm giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, đồng thời, phân tích, mổ xẻ khó khăn, vướng mắc trong triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để đẩy mạnh giải ngân.

Doanh nghiệp bất động sản 'còng lưng' với lãi suất vay thả nổiDoanh nghiệp bất động sản "còng lưng" với lãi suất vay thả nổi

Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành nhưng doanh nghiệp bất động vẫn "còng lưng" trả các khoản vay lãi cao, lãi suất thả nổi.

Hàng tồn kho tăng, có doanh nghiệp bất động sản phải bán 149 năm mới hết giỏ hàngHàng tồn kho tăng, có doanh nghiệp bất động sản phải bán 149 năm mới hết giỏ hàng

Khó khăn về thanh khoản, lượng hàng tồn kho bất động sản gia tăng, thời gian tồn kho kéo dài trăm năm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.