Bạo loạn tại Đồi Capitol – trụ sở Quốc hội Mỹ: Sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của nước Mỹ đã xảy ra vào thời điểm Quốc hội Mỹ họp để chứng nhận chiến thắng bầu cử tổng thống 2020 của ôngJoe Biden ngày 6/1. Sự việc khiến 5 người chết và gây thiệt hại hàng triệu USD. Ảnh – AP |
Đảo chính quân sự tại Myanmar: Ngày 1/2, quân đội Myanmar gây sốc cho khu vực và thế giới khi tiến hành đảo chính, lật đổ chính phủ dân cử, bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, thành lập chính quyền quân sự. Động thái của quân đội Myanmar gây nên làn sóng biểu tình quy mô lớn,khiến hơn 1.100 người thiệt mạng. |
Mỹ, Trung Quốc và khu vực Châu Âu chứng kiến bão lũ chưa từng có. Trong ảnh là cảnh đường sắt ngập vì mưa lũ bất thường tại Đức. Ảnh – AP |
Tắc nghẽn kênh đào Suez: Ever Given, một trong những tàu container lớn nhất thế giới với tổng trọng tải hơn 200.000 tấn đã mắc cạn ở kênh đào Suez, chắn ngang tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, làm tê liệt hoàn toàn kênh đào Suez suốt 6 ngày, gây thiệt hại khoảng 6-10 tỷ USD với thương mại toàn cầu. |
Xung đột giữa Israel và Palestine: Cuộc xung đột phức tạp nhất, âm ỉ suốt hàng chục năm, đã bùng nổ vào tháng 5/2021. Dù chỉ kéo dài trong 11 ngày nhưng đã khiến Ít nhất 232 người, gồm hơn 100 phụ nữ và trẻ em, thiệt mạng. |
Thế giới chật vật vì dịch Covid-19. Một trong những nơi chứng kiến dịch bệnh tang thương nhất là Ấn Độ. Trong ảnh là thời điểm nước này hứng chịu làn sóng dịch nghiêm trọng do biến chủng Delta gây ra, số người thiệt mạng lớn đến mức các khu vực hỏa táng, chôn cất đều quá tải. Ảnh - Reuters |
Trung Quốc mừng 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương CCP ngày 11/11 thông qua văn kiện 36.000 chữ, là nghị quyết lịch sử thứ ba trong 100 năm thành lập của CCP, nâng vị thế của Chủ tịch Tập ngang hàng với các lãnh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Ảnh - AP |
Afghanistan sụp đổ trong 11 ngày. Ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút quân, Taliban tiến quân thần tốc, đánh chiếm Afghanistan chỉ trong thời gian ngắn, Tổng thống Ashraf Ghani bỏ chạy khỏi đất nước. Ảnh - AP |
Chủ tịch Hội nghị COP26 Alok Sharma lặng người và xúc động khi nói lời xin lỗi vì hội nghị không đạt được đầy đủ mục tiêu như đã đề ra. Theo giới quan sát, loạt cam kết đóng góp cắt giảm khí thải mỗi nước (DNC) tại COP26 chỉ có thể níu giữ hy vọng ngăn mức tăng nhiệt độ của Trái Đất vượt mốc 1,5 độ C. |
Giá khí đốt Châu Âu nhiều lần vượt kỷ lục đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao. Giới chức Châu Âu đổ lỗi cho Nga giảm nguồn cung khí đốt song Moscow chỉ trích ngược Châu Âu tính toán sai lầm. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo châu Âu rốt ráo tìm cách hạ nhiệt giá năng lượng khi mùa đông đang đến. Ảnh - Reuters |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận