• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Những “bóng hồng” chỉ huy giao thông trên phố

14/02/2015, 07:35

Trong cái lạnh cắt da cắt thịt những ngày cận Tết, những nữ CSGT miệt mài điều tiết giao thông.

71

Thượng úy Nguyễn Thị Thu Giang

Cười tươi khi bị “trêu”

Thượng úy Nguyễn Thị Thu Giang, cán bộ Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) vào ngành từ năm 2004. Công việc thường ngày của chị là làm công tác tiếp dân, xử lý vi phạm giao thông tại trụ sở. Vào các giờ cao điểm, chị lại đứng bục tại các chốt trọng điểm chỉ huy giao thông, bất kể sáng, chiều.

Thượng úy Giang đã có gia đình, chồng cũng là người trong ngành và đã có hai con trai. Hàng sáng chị thường phải dậy rất sớm để lo việc gia đình, đến hơn 6h đã phải ra khỏi nhà để 7h có mặt tại chốt làm nhiệm vụ hướng dẫn chỉ huy giao thông giờ cao điểm. “Công việc tuy vất vả nhưng vì cùng trong ngành nên vợ chồng em cũng hiểu và chia sẻ với nhau. Mấy năm gần đây em hầu như đều phải trực Tết. Vả lại, đã làm CSGT thì luôn xác định vào những ngày lễ, Tết thì không bao giờ được nghỉ cả, công việc phải đặt lên hàng đầu. Và cũng chính vì yêu nghề nên em xác định phải luôn cố gắng phấn đấu. Em cũng có nhiều thuận lợi như gia đình từ bố, mẹ, anh, chị em đều là người trong ngành Công an nên thường xuyên được động viên chia sẻ”, Thượng úy Giang tâm sự.

Chia sẻ về những lần đứng bục chỉ huy hướng dẫn phương tiện phân luồng giao thông, Thượng úy Giang cho hay, ban đầu có cảm giác hơi ngại ngùng nhưng càng về sau càng quen dần với công việc. “Mới đây, khi chỉ huy giao thông tại nút giao thông Tràng Tiền - Hàng Bài, thấy nhiều người đi qua đều chào “cô công an”, mỗi lần như thế, em cảm thấy rất vui, mặc dù công việc rất vất vả”, Thượng úy Giang chia sẻ.

Một nữ CSGT xinh đẹp khác, quen thuộc với người dân Thủ đô là Thượng sỹ Nguyễn Thị Kim Anh, cán bộ Đội CSGT số 2 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội). Thượng sỹ Kim Anh SN 1992, tốt nghiệp Trung học Cảnh sát cuối năm 2012, sau đó nhận công tác tại Đội CSGT số 7, đến ngày 5/1/2015 được luân chuyển về Đội CSGT số 2. Công việc hàng ngày của chị là đứng bục chỉ huy giao thông vào các giờ cao điểm và in quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

“Là chiến sỹ trẻ, em luôn sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm nhiệm vụ gì tổ chức phân công. Sáng đi sớm, chiều về đã rất muộn nên thường em ở nhà nghỉ ngơi để mai tiếp tục công việc. Công việc cũng nhiều áp lực nên em luôn tự nhủ phải nỗ lực phấn đấu”, Thượng sỹ Kim Anh chia sẻ và tâm sự, cũng do thời gian dành cho công việc nhiều nên đến giờ vẫn chưa có... người yêu. “Nhìn bạn bè cùng trang lứa nhiều người đã lập gia đình, đôi khi cũng thấy chạnh lòng. Nhưng với em, hoàn thành tốt nhiệm vụ mới là điều quan trọng, còn cái gì đến sẽ đến”, Thượng sỹ Kim Anh cười và cho biết thêm, những ngày đầu đứng bục chỉ huy, chị rất ngại ngùng khi bị một vài thanh niên trêu trọc “Em gì ơi xinh thế”, “Em ơi có người yêu chưa, yêu anh đi”… Nhưng dần dà, Kim Anh thấy quen và mỗi lần bị trêu, chỉ nhoẻn miệng cười rồi tập trung vào làm nhiệm vụ.

72

Thiếu úy Đặng Thị Lợi

Có vi phạm, ùn tắc là có mặt

Thượng sỹ Nguyễn Thị Thùy Dung, SN 1993 tại TP Vinh, Nghệ An sinh ra trong gia đình truyền thống ngành Công an, có bố và chị gái đang trong ngành. Năm 2013 sau khi tốt nghiệp Trung cấp CSND 1, chị được cử về công tác tại Đội CSGT TP Vinh với nhiệm vụ chính là xử lý vi phạm giao thông và điều hành giao thông tại các ngã ba, ngã tư trong thành phố.

Vừa rời bục chỉ huy sau hơn một giờ liên tục chỉ huy điều hành giao thông tại ngã tư Quảng trường thành phố, Thượng sỹ Dung lại tất bật với cuốn sổ nhật ký tuần tra và chồng biên bản xử lý vi phạm giao thông. Chị cho biết, khác với những nữ CSGT ở Thủ đô, nữ CSGT ở TP Vinh không chỉ thực hiện nhiệm vụ chỉ huy điều hành giao thông trong giờ cao điểm mà còn phải kiêm luôn nhiệm vụ xử lý vi phạm giao thông trong ca trực. Mỗi ca trực thường kéo dài từ 6h30 đến 12h và tiếp tục từ 14h30 đến 18h, duy trì đều đặn gần như cả 7 ngày/tuần. “Đó là công việc của chúng em. Bất kể thời trời nắng, mưa hay giá rét, cứ ở đâu có nguy cơ ùn tắc, có vi phạm giao thông là chúng em phải có mặt”.

Những ngày đầu đứng bục chỉ huy, chị rất ngại ngùng khi bị một vài thanh niên trêu trọc “Em gì ơi xinh thế”, “Em ơi có người yêu chưa, yêu anh đi”… Nhưng dần dà, Kim Anh thấy quen và mỗi lần bị trêu, chỉ nhoẻn miệng cười rồi tập trung vào làm nhiệm vụ.

Thượng sỹ Dung còn nhớ lần đầu tiên đứng bục đúng vào đợt cao điểm Tết năm 2014. Lúc đó, đang trực xử lý vi phạm tại trụ sở đội, chị nhận được lệnh từ chỉ huy đơn vị thông báo: Cột tín hiệu giao thông tại ngã tư Ga Vinh ngừng hoạt động do mất điện, tình hình giao thông hỗn loạn, cần một tổ ba đồng chí trực điều khiển giao thông đến khi cột tín hiệu hoạt động trở lại. “Lập tức em cùng hai chiến sỹ CSGT trong đội lên đường ra vị trí được giao. Khi ra đến nơi, giao thông ở đó rất hỗn loạn. Ô tô xe máy dồn về kẹt cứng ngã tư. hai chiến sỹ trong tổ chia ra hai ngả phân làn giải quyết xung đột, em bất ngờ được phân công đứng bục điều hành giao thông. Vừa bước lên bục, thấy xe cộ lao ầm ầm về phía mình, rồi hàng trăm ánh mắt đổ dồn về mình, thậm chí còn bị các nam thanh niên trêu đùa, em cũng thấy hơi ái ngại. Trấn tĩnh lại trong giây lát, sau một vài thao tác chỉ huy, điều hành, giao thông đã thông suốt trở lại. Buổi chiều đầu tiên với em như thế đã có thể gọi là thành công” , Thượng sỹ Dung chia sẻ.

Suốt Tết năm đó, Thượng sỹ Dung cùng đồng đội đã trực chỉ huy, điều khiển giao thông liên tục từ 30 tháng Chạp cho đến hết ngày Mùng 9 tháng Giêng, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường của TP Vinh luôn thông suốt an toàn. Tết Ất Mùi này, sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ bắn pháo hoa đêm Giao thừa, chị sẽ được nghỉ 8 ngày đón Tết cùng gia đình, bạn bè và người thân.

Còn tại Ngã tư Lê Hồng Phong - Nguyễn Văn Cừ (TP Vinh), chúng tôi bắt gặp một “bóng hồng” xinh xắn khác - Thiếu úy Đặng Thị Lợi, đang làm nhiệm vụ trực đảm bảo giao thông. Nói về Thiếu úy Lợi, Trung úy Hưng, người cùng ca trực cho biết: Trong Đội CSGT TP Vinh, Thiếu úy Lợi nổi danh là một nữ CSGT trẻ mạnh mẽ, không ngại va chạm khi gặp tình huống khó trong xử lý vi phạm giao thông.

Cách đây vừa tròn một năm cũng đợt cao điểm Tết, Thiếu úy Lợi đã khéo léo buộc một đối tượng ngoan cố, có hành vi chống đối CSGT khi bị phát hiện vi phạm giao thông phải đưa xe về Đội xử lý.

Tiếp chuyện chúng tôi khi vừa hết ca trực, Thiếu úy Lợi cho biết: “Bữa đó, em cùng Trung tá Nguyễn Thanh Trì được giao trực đảm bảo giao thông và xử lý vi phạm tại ngã tư Quảng Trường. Quá trình làm nhiệm vụ, Trung tá Trì phát hiện một nam thanh niên cao to đi xe máy dừng đỗ sai làn đường. Sau khi Trung tá Trì yêu cầu đối tượng dừng xe, xuất trình giấy tờ để lập biên bản xử lý vi phạm thì đối tượng này ngoan cố không nhận lỗi, thậm chí còn đưa xe ra giữa đường hô hoán đổ vạ cho CSGT vô cớ bắt người không vi phạm. Sau khi thấy Trung tá Trì nhiều lần thuyết phục không thành, em liền ra vị trí đối tượng dùng các biện pháp nghiệp vụ cứng rắn buộc đối tượng phải đưa xe về chốt xử lý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.