Giáo dục

Những lĩnh vực tuyển sinh nào “thất sủng” nhất trong suốt 3 năm qua?

03/03/2023, 16:37

Theo Bộ GD&ĐT, trong 3 năm liền, có bốn lĩnh vực đứng đầu về tuyển sinh kém nhất với chỉ tiêu đạt được chỉ từ khoảng 50-60%.

4 lĩnh vực tuyển sinh "ế" nhất

Thống kê Bộ GD&ĐT cho thấy, trong 3 năm liền, có bốn lĩnh vực đứng đầu về tuyển sinh kém nhất, cụ thể là Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội lần lượt với chỉ tiêu tuyển sinh đạt được là 49,10%; 57,92%; 59,43% và 61,36%

Nguyên nhân dẫn đến việc các cơ sở đào tạo (CSĐT) tuyển kém được đánh giá chủ yếu do chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh; do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng; lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội, ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo; ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.

Theo Bộ GD&ĐT, các CSĐT cần nắm bắt thị trường lao động, cùng với sự khác biệt trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ dẫn tới xu hướng chọn trường và chọn ngành của thí sinh; đổi mới nội dung ngành và chương trình đào tạo, môi trường và phương pháp đào tạo, truyền thông và quảng bá tuyển sinh; các bộ ngành sử dụng nguồn nhân lực cần thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo.

img

Thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (ảnh minh họa)

Được biết, năm 2022, tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263 đạt 83,39%, cao hơn số nhập học của năm 2021, 2020.

Trong số 330 CSĐT, có 194 CSĐT (58,67%) có tỉ lệ nhập học đạt trên trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.

Đăng ký nguyện vọng, thí sinh không phải chọn phương thức xét tuyển

Trong khoảng 20 phương thức tuyển sinh đại học, có 2 phương thức chiếm tỷ lệ cao là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm 47,98% và xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) khoảng 37,18%.

Theo Bộ GD&ĐPGS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT,T, trong năm 2022, một số CSĐT đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển; hoặc một số phương thức xét tuyển chưa hiệu quả, số thí sinh nhập học rất ít so với chỉ tiêu cũng như trong tổng số thí sinh nhập học.

Chính vì vậy, năm 2023, Bộ đề nghị CSĐT phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển; đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển; loại bỏ các phương thức xét tuyển không hiệu quả; có phương án xét tuyểtuyển sinh năm 2023, n để đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định; nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển…

Tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023, bà Thủy cho biết: Năm nay, thí sinh sẽ không phải chọn phương thức xét tuyển khi đăng ký nguyện vọng đại học trên hệ thống của Bộ. Việc này nhằm đơn giản hóa việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển, hạn chế các nhầm lẫn của thí sinh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.