Hàng hải

20 năm vượt sóng gió cứu người giữa trùng khơi

Gần 20 năm qua, bác sĩ Lê Văn Minh luôn miệt mài giữ sự sống cho hàng nghìn nạn nhân gặp nạn giữa trùng khơi.

Chuyện nghề bác sĩ trên tàu cứu nạn - Ảnh 1.

Lê Văn Minh là bác sĩ "xịn" của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải VN. Ông là bác sĩ chủ chốt trên tàu SAR 411, thường trực tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I.

img
img

Từng công tác tại Khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai, nhưng năm 2004, ông quyết định đi theo tàu cứu nạn trên biển chỉ vì muốn sâu sát hơn, tiếp cận được gần hơn, hỗ trợ đắc lực hơn cho những người dân ngày đêm bám biển mưu sinh.

img
img

Cái mà bác sĩ Minh hết sức tâm đắc là "bệnh viện nhỏ" trên tàu của ông được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, máy móc, thuốc men... "Tai nạn trên biển muôn hình vạn trạng, nhưng nhiều nhất vẫn là các tai nạn lao động, chấn thương, mất máu. Có những bệnh nhân bị rách da đầu, có người lại bị vật sắc ghim vào, người lại bị đứt cánh tay... Vì thế, "bệnh viện" trên tàu phải được trang bị đầy đủ. 

Chuyện nghề bác sĩ trên tàu cứu nạn - Ảnh 4.

"Làm nghề này, ngoài việc phải làm quen với sóng, gió, còn phải có những "chiêu" riêng để sơ cứu bệnh nhân trong điều kiện tàu rung lắc, nhất là trong điều kiện sóng to, gió lớn, thời tiết mưa bão", vị bác sĩ nói và chia sẻ thêm: Đi biển với thuyền viên còn khổ, nói gì với bác sĩ. Lúc tàu ra khơi cứu người đa phần là khi giông bão, biển động. Tàu thuyền bình thường cố thoát vùng nguy hiểm, còn tàu mình thì luôn đi vào vùng nguy hiểm để cứu người.

Chuyện nghề bác sĩ trên tàu cứu nạn - Ảnh 5.

Gần 20 năm gắn bó với tàu SAR 411, bác sĩ Minh không nhớ nổi đã cứu sống bao nhiêu người. Chỉ biết cứ nhận lệnh là lên đường, bất chấp sóng to, gió lớn, bất chấp hiểm nguy. "Anh em làm nghề này quen rồi nên chẳng ai nề hà nguy hiểm. Nhận tin báo nạn là khẩn cấp lên đường. Tàu phóng hết tốc lực, chồm lên những ngọn sóng dữ, chỉ mong mau chóng tìm được tàu bị nạn. Sớm phút nào tốt phút ấy. Cứu người như cứu hoả. Có khi mình chậm vài phút thôi mà nạn nhân sẽ "muộn" cả đời", bác sĩ nói.

Chuyện nghề bác sĩ trên tàu cứu nạn - Ảnh 6.

Là bác sĩ có bằng cấp chuyên môn cao, bác sĩ Lê Văn Minh cũng đảm nhận trách nhiệm huấn luyện thường xuyên cho các thuyền viên. Theo ông, trên tàu không có y bác sĩ hỗ trợ nên đội ngũ thủy thủ, sĩ quan phải được đào tạo, huấn luyện về sơ cấp cứu, băng bó vết thương, cố định xương gãy và vận chuyển nạn nhân... để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Có những trường hợp có nhiều nạn nhân, do đó phải đông người mới có thể cứu hộ, cứu nạn thành công.

Chuyện nghề bác sĩ trên tàu cứu nạn - Ảnh 7.

Hàng tháng, bác sĩ Minh đều tham vấn với Phòng phối hợp TKCN, lên các chương trình huấn luyện công tác sơ cấp cứu, kiểm tra kỹ năng của các thuyền viên qua các hội thi. "Phải đào tạo họ thành thục mới có thể trợ giúp cho mình, để bác sĩ làm công tác chuyên môn sâu hơn trong thuốc men, cấp cứu", ông thổ lộ.

Chuyện nghề bác sĩ trên tàu cứu nạn - Ảnh 8.

Bác sĩ Minh cũng thường trực tiếp đứng ra tuyên truyền, hướng dẫn bà con ngư dân các vùng miền cách sơ cứu, hướng dẫn ngư dân trang bị đầy đủ các trang thiết bị sơ cấp cứu, thuốc men trên tàu.

Chuyện nghề bác sĩ trên tàu cứu nạn - Ảnh 9.

Trong ảnh, bác sĩ Minh hướng dẫn các thuyền viên cách sơ cấp cứu cho trường hợp nạn nhân bị va đập và gãy xương.

Chuyện nghề bác sĩ trên tàu cứu nạn - Ảnh 10.

Dù hay phải hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều khó khăn, có những lần say sóng tới ói mửa nhưng vẫn phải cố gắng để làm tốt nhiệm vụ cứu người, vị bác sĩ chưa bao giờ có suy nghĩ từ bỏ. Với ông, mỗi lần cứu sống một nạn nhân là một lần cuộc sống của mình thêm ý nghĩa. "Nhiều người sau khi sống sót trở về đã viết thư cảm ơn tôi và đồng nghiệp. Những bức thư như thế vừa là niềm vui, vừa là động lực để chúng tôi tiếp tục gắn bó với công tác cứu hộ cứu nạn trên tàu SAR", ông khoe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.