• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Vì sao đò chùa Hương khó “vào khuôn khổ”?

09/03/2018, 06:06

Biết rõ những tồn tại, vi phạm nhưng Ban tổ chức lễ hội, chính quyền xã chỉ nêu ra những “đặc thù”, khó khăn...

5

Hiện việc đón, xếp khách xuống đò ở chùa Hương vẫn do các chủ, lái đò tự quản nên khó đi vào nền nếp

Chở quá tải, thu thêm tiền đò vì... đặc thù (?)

Sau phản ánh về những vi phạm đò chở du khách ở lễ hội chùa Hương (bài đăng trên Báo Giao thông Đò chở quá tải, “giật” khách ở chùa Hương số cuối tuần 8, ra ngày 23/2/2018), ngày 7/3, PV Báo Giao thông tiếp tục “mục sở thị” hoạt động vận chuyển khách bằng phương tiện thủy trên suối Yến chùa Hương cùng Đoàn công tác liên ngành Cục Đường thủy nội địa, CSGT, Đăng kiểm... Theo ghi nhận của PV, trên suối có khá nhiều đò chở quá tải (quy định ở đây đò chỉ được chở tối đa 12 người, nhưng nhiều đò chở hơn 30 người), trên đò chỉ có vài dụng cụ nổi cứu sinh. Các nhà đò tự đưa đón, xếp khách nên chuyện chèo kéo khách, cãi vã thường xuyên xảy ra.

Ngay bến gần đền Trình, một số thành viên của Đoàn kiểm tra tận mắt chứng kiến cảnh một nhà đò và khách to tiếng với nhau do không thống nhất được mức thỏa thuận “trọn gói” 200.000 đồng/khách (mức vé quy định cao nhất là 130.000 đồng, gồm 50.000 đồng tiền vé đò).

Theo Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, trong năm 2018 sẽ có hệ thống điện chiếu sáng được lắp đặt dọc hai bên suối Yến để phục vụ phương tiện thủy đi lại ban đêm, trên các cột đèn được kết hợp lắp loa phát thanh tuyên truyền về danh lam thắng cảnh, các camera giám sát phương tiện và thậm chí dùng để xử phạt du khách có hành vi chơi cờ bạc trên đò.

Liên quan đến xuồng máy, lễ hội chùa Hương đã cơ bản dẹp được hiện tượng xuồng máy hoạt động trái phép, nhưng quan sát ngẫu nhiên chiếc xuồng của đơn vị vận hành cáp treo chùa Hương, PV nhận thấy phương tiện này không có đăng ký, đăng kiểm hết hạn từ tháng 1/2016. Ngoài ra, vài trăm chiếc “đò chợ” tại suối Yến chưa được địa phương cấp biển số để quản lý theo quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết, tại lễ hội hiện có 3.612 đò, xuồng đã được gắn biển số để quản lý. Trong hơn nửa tháng diễn ra lễ hội, lực lượng liên ngành của địa phương đã tạm giữ 14 xuồng điện, xuồng máy chở khách trái phép, tạm giữ và xử lý 29 đò chèo tay do phiếu phao, biển số, màu sơn; san tải 25 lượt đò chở quá tải.

Tuy vậy, khi PV đề cập đến vấn đề đò chở quá tải, thiếu phao cứu sinh, nhiều du khách phải trả vé đi đò cao hơn quy định..., ông Hậu chỉ nêu lên những khó khăn đặc thù mà không hề đưa ra giải pháp hay kiến nghị nào để giải quyết. Theo ông Hậu, đò ở đây thực tế có thể chia ra 4 loại: Chở đến 6 người, chở 10 - 12 người, chở 20 - 25 người và đến 40 người; song các phương tiện do dân tự đóng không có hồ sơ, thiết kế nên không thể đăng kiểm được.

“Có đoàn kiểm tra về cũng hỏi vì sao đò chở 20 người nhưng chỉ có 6 phao. Tôi cũng nói thực tế suối chỉ sâu khoảng 1,2m, hơn nữa đò đi lại san sát, thậm chí tránh nhau dưới suối đã khó, nên nếu không may xảy ra việc gì, đò này “cứu” đò kia. Và may mắn là chưa xảy ra vụ tai nạn nào chết người”, ông Nguyễn Văn Hậu nói.

“Ở đây chưa xếp nốt để các đò tuần tự đón khách được vì mặt bằng hẹp, cũng vì thế mà có tình trạng khách quen làm việc trực tiếp với chủ đò để đưa đón. Các đoàn khách có tâm lý đi cùng nhau nên cũng không gộp được khách vào các đò. Lễ hội không có cơ chế bù lỗ giá, nên đò nào chỉ chở 2-3 người mà khách phải trả thêm tiền đò chắc cũng… thông cảm. Ngày công đi cấy cũng đã 300 nghìn đồng/ngày nên người lái đò phải đủ ngày công, trường hợp như vậy mà chỉ trả đúng giá vé đò thì không ai chở đâu”, ông Hậu phân trần.

Còn Chủ tịch UBND xã Hương Sơn Nguyễn Tuấn Anh cũng cho rằng, đặc thù dòng suối chỉ sâu 1,2 -1,5m mà đò hoạt động chủ yếu 40 ngày nên việc vận động người dân trang bị đủ phao cứu sinh là khó khăn. Thậm chí khi tổ chức đăng ký, địa phương phải hỗ trợ dân 50% tiền (20.000 đồng) gắn biển phương tiện.

Lập đường dây nóng của Cục, thành phố

Ông Nguyễn Việt Thắng, Trưởng phòng Vận tải - ATGT, Cục ĐTNĐ Việt Nam, Trưởng đoàn công tác liên ngành cho biết, việc quản lý ATGT và vận tải thủy tại chùa Hương hiện có nhiều chuyển biến tích cực so với vài năm trước đây. Các đò đã được gắn số quản lý, đã trang bị phao cứu sinh, người lái đò đã được tập huấn về phục vụ khách... Tuy nhiên, từ tình hình thực tế và đối chiếu với các quy định pháp luật cho thấy, địa phương cần có giải pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng phương tiện, trang thiết bị cứu sinh, ghi số người được phép chở lên phương tiện, chống chèn ép giá vé.

Một số thành viên khác trong đoàn cũng cho rằng, hoạt động vận chuyển khách tại đây là có thu tiền, vì vậy không thể nêu lý do “đặc thù” để bỏ mặc sự an toàn của du khách, làm mất nét văn minh, vẻ đẹp của lễ hội. Bởi một số lễ hội khác có đò, phương tiện thủy chở khách như tại Tràng An (Ninh Bình), chùa Lôi Âm (Quảng Ninh)... đã thực hiện quy định nghiêm túc hơn.

Theo ông Lưu Xuân Bình, Phó chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội, nhiều du khách so sánh và mong muốn đò chở khách tại lễ hội chùa Hương cũng được tổ chức trật tự, văn minh như tại Tràng An. “Không chỉ liên ngành Trung ương, TP Hà Nội cũng lo lắng về vấn đề mất ATGT đường thủy ở lễ hội chùa Hương. Ban tổ chức lễ hội, chính quyền xã Hương Sơn đã tạo được chuyển biến nhất định, nhưng cần quan tâm vận động, yêu cầu chủ đò nghiêm túc trang bị đủ phao, dụng cụ cứu sinh”, ông Bình nói và cho biết, tuần tới Ban ATGT TP Hà Nội sẽ cắm biển tuyên truyền ATGT trên suối Yến, ghi số điện thoại đường dây nóng của Cục ĐTNĐ VN, Sở GTVT, Ban ATGT TP Hà Nội để tiếp nhận thông tin của du khách; Đồng thời, hỗ trợ một số phao, dụng cụ nổi cứu sinh cho người dân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.