• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vì sao tai nạn đường sắt Nam Định tăng cao?

23/02/2017, 13:55
image

Đa phần các vụ tai nạn đường sắt ở Nam Định đều do lỗi của người tham gia giao thông đường bộ...

27

Thiếu chú ý quan sát là nguyên nhân gây TNGT đường sắt tại Nam Định

40 phút, 2 người tử vong trên 1 cung đường sắt

Ngày 19/2, PV Báo Giao thông có mặt tại Km 98+ 800 khu gian Trình Xuyên - Gôi (huyện Vụ Bản, Nam Định) trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, nơi có đường ngang xã Liên Minh. Đường ngang này không có cảnh báo tự động, không có thanh chắn, chỉ có biển báo giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, nhưng tầm nhìn thông thoáng, mặt lát đường bằng phẳng, độ dốc vừa phải, hàng rào tôn sóng ngăn cách giữa đường sắt với đường bộ đã được hạ thấp, đảm bảo tầm nhìn cho phương tiện lưu thông qua đường ngang.

Có lẽ do điều kiện giao thông thuận lợi, nên nhiều người tham gia giao thông băng qua đường ngang không hề chú ý quan sát hay giảm tốc độ, thậm chí có xe máy chở ba không đội MBH khi sang đường để rẽ vào đường ngang quên cả xi-nhan.

Ngày 20/2, báo cáo với UBND tỉnh, ông Lê Nguyên Khính, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng Ban thường trực Ban ATGT tỉnh Nam Định cho biết, Ban ATGT tỉnh thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các quy định về việc tổ chức chốt gác, đảm bảo ATGT tại 12 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt do địa phương và doanh nghiệp bố trí chốt gác theo đúng tinh thần các điểm cảnh giới 24/24h có cần chắn; Các điểm không cảnh giới 24/24h không có cần chắn.

Đường ngang này là nơi xảy ra vụ tai nạn lúc 16h chiều 4/2 (tức ngày mùng 8 Tết) giữa tàu TN1 với ô tô khách 16 chỗ ngồi BKS 21B-005.92 chở 13 hành khách từ Yên Bái đi lễ khi ô tô lùi vào đường ngang để quay đầu xe. Đúng lúc này, tàu Thống Nhất TN1 lao tới húc ô tô bắn xuống rào chắn giữa QL10 và đường sắt làm tài xế chết tại chỗ, kẹt cứng trong cabin, hai hành khách khác bị thương nặng, phải đưa đi cấp cứu.

Trước đó, 15h20 ngày 25/1, tại đường ngang Km 111+600 khu gian Cát Đằng (huyện Ý Yên, Nam Định), ông Dương Văn Tám (SN 1974, trú tại Ninh Phúc, Ninh Bình) điều khiển xe máy BKS 18D1-145.77 băng qua đường sắt không chú ý quan sát, bị tàu hỏa tông tử vong.

Ngay sau đó chừng 40 phút, vào hồi 16h ngày 25/1, tại đường ngang Km 101+290 khu vực ga Gôi (huyện Vụ Bản, Nam Định) tiếp tục xảy ra một vụ TNGT đường sắt. Thời điểm này, anh Đinh Văn Côi (SN 1993, trú tại xóm Chùa, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, Nam Định) chở cháu Trần Thị Lan (SN 2001, trú xóm Hậu, xã Yên Thắng, Ý Yên) đi qua đường ngang không chú ý quan sát, bị tàu hỏa tông. Hậu quả, anh Côi tử vong tại chỗ, cháu Lan bị thương.

“Các vụ TNGT trên đều do tài xế tham gia giao thông đường bộ thiếu chú ý quan sát, không tuân thủ quy định pháp luật về tham gia giao thông qua đường ngang giao cắt với đường sắt nên gây tai nạn. 2/3 số vụ tai nạn dịp Tết trên có tài xế là người tỉnh ngoài, không thạo đường”, ông Phan Phương Đông, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Nam Định nói.

Xem thêm video:

Tuyệt đối không phát sinh đường ngang mới

Theo ông Phan Phương Đông, năm 2016, các đơn vị, địa phương trên địa bàn đã có rất nhiều cố gắng trong công tác đảm bảo ATGT đường sắt như: Sửa chữa, mở rộng và cải tạo độ dốc tại các đường ngang; Nâng cấp một đường ngang cảnh báo tự động lên đường ngang có gác chắn; Hạ thấp 22 điểm hàng rào tôn sóng ngăn cách đường sắt và đường bộ che khuất tầm nhìn... So với năm 2015, TNGT đường sắt trên địa bàn đã được kiềm chế giảm, nhưng vẫn ở mức cao với 12 vụ làm 10 người chết, 7 người bị thương.

Ông Đông cho biết, tuyến đường sắt Bắc - Nam trên địa bàn tỉnh Nam Định dài 41,15km qua ba huyện và TP Nam Định, hầu hết chạy song song với QL10, QL21 qua nhiều khu dân cư, lượng người và phương tiện lưu thông lớn dẫn đến nguy cơ mất ATGT cao. Hiện, toàn tuyến có 44 đường ngang hợp pháp, trong đó có 12 đường ngang có gác chắn, 14 đường ngang cảnh báo tự động, 18 đường ngang có biển báo và 271 đường dân sinh, lối đi trái phép qua đường sắt.

“Tất cả các vụ TNGT đường sắt xảy ra trong năm 2016 và từ đầu năm đến nay đều do người tham gia giao thông không tuân thủ và đa phần đều là người từ địa phương khác tới”, ông Đông nói.

Thời gian tới, Nam Định sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp đảm bảo ATGT đường sắt. Về lâu dài, tiếp tục đề nghị ngành Đường sắt cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch đóng đường ngang của UBND tỉnh và tổ chức thêm biện pháp cảnh giới hoặc lập chốt gác tại các đường ngang. “Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, người tham gia giao thông qua đường sắt cần chú ý quan sát, tuân thủ đúng quy định khi đi qua đường ngang thì mới đảm bảo được an toàn cho mình và mọi người”, ông Đông nhấn mạnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.