Thị trường

Vinatex bất ngờ đạt lợi nhuận trước thuế hơn 200% “năm Covid-19”

23/12/2021, 19:42

Đó là thông tin được Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) công bố ngày 23/12 tại họp báo tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021.

Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết, dù trong Quý 3/2021, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, lao động không được đến nhà máy nên đã xảy ra tình trạng không đảm bảo tiến độ giao hàng, bị phạt hợp đồng.

Điều này dẫn đến tình trạng một số khách hàng chuyển đơn hàng sang thị trường khác, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và suy giảm đà tăng trưởng của toàn ngành.

img

Doanh nghiệp dệt may tất bật sản xuất, phục vụ các đơn hàng cuối năm

Người lao động của 49 doanh nghiệp trong hệ thống công đoàn dệt may bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó, 32 doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” với 15.267 người lao động, 17 doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất; 35.023 người lao động ngừng việc từ 2 đến 2,5 tháng do thực hiện phong tỏa, cách ly hoặc doanh nghiệp ngừng sản xuất, thu nhập giảm sút, đời sống khó khăn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải chịu thêm nhiều chi phí về phòng dịch, trả lương ngừng việc, tổ chức “3 tại chỗ", điều trị, cách ly tại chỗ cho người lao động khi doanh nghiệp có F0,...

Tuy nhiên, các đơn vị thành viên của Vinatex lại đạt mức tăng trưởng “ngoạn mục” cả về doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, đưa tổng doanh thu và thu nhập hợp nhất toàn tập đoàn đạt 16.436 tỷ đồng, bằng 110,7% cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận trước thuế đạt 1.200 tỷ đồng, bằng 202% so với cùng kỳ, đạt 170% kế hoạch. Con số này cao hơn so với năm 2019 – thời điểm trước đại dịch gần 70%.

Với những kết quả đã được được, ông Hiếu cho biết, dịp Xuân Nhâm Dần 2022, dự kiến sẽ chi 3 tỷ đồng (gấp đôi Tết 2021) để chăm lo, hỗ trợ cho người lao động.

100% người lao động được nhận lương tháng 13, thưởng Tết, tặng quà; Tổ chức liên hoan cuối năm; Bố trí xe, hỗ trợ vé tàu xe cho NLĐ về quê đón Tết; Tổ chức đón tết cho những NLĐ không về quê,… với tổng số tiền dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng.

Nói về mục tiêu năm 2022, theo ông Hiếu, Vinatex sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là cạnh tranh theo chuỗi cung ứng trọn gói trong Tập đoàn.

Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng chung trên 8%, chú trọng chất lượng tăng trưởng thể hiện qua tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu...

Năm 2021, ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng tốt, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Giữ được vị trí trong top 3 các nước xuất khẩu dệt may và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022.

img

Nghịch lý cấp gạo quốc gia dịch Covid-19: Tổng cục Dự trữ Nhà nước nói gì?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.