• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

An Giang: Bến gỗ trái phép chiếm luồng phà Vàm Cống

24/03/2016, 14:44

Các doanh nghiệp lập bến bãi trái phép chiếm bến phà Vàm Cống là có sự “tiếp tay” của các cơ quan quản lý.

pha2
Các bến thủy nội địa trái phép ở bến phà phụ Vàm Cống phía bờ An Giang hoạt động khá nhộn nhịp

Thời gian gần đây, phà Vàm Cống (trên sông Hậu từ An Giang qua Đồng Tháp) liên tục xảy ra tình trạng ùn tắc do bến gỗ trái phép của một số doanh nghiệp lấn chiếm luồng vào.

Theo ghi nhận, tại bến phà phụ của phà Vàm Cống, hiện đang có các DN (gồm Công ty TNHH Lâm Hiệp Tài và Công ty Hồng Vân) sử dụng bến thủy để chứa gỗ mà không có giấy phép. Các bến thủy này nằm trong khu vực bến phà Vàm Cống, đã cản trở tới hoạt động của bến phà.

Bến trái phép cản trở phà hoạt động

Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Trạm trưởng Trạm điều hành phà Vàm Cống cho biết, trước đây, bãi gỗ của các doanh nghiệp đóng tại phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, An Giang chỉ tập kết ít gỗ. Nhưng kể từ tháng 8/2015 đến nay, bãi gỗ này ngày càng bành trướng, chiếm hết bến phụ của phà Vàm Cống, cản trở hoạt động của phà và mất ATGT trong những ngày cao điểm.

“Theo quy định, bán kính cong-ton phà phải đảm bảo 150 m. Hành lang này là bất khả xâm phạm thì mới đảm bảo an toàn cho phà và tính mạng hành khách trên phà. Nhưng hiện nay, gỗ của các doanh nghiệp “tấn công” vào tới chân bến thì bến phà này gần như tê liệt”, ông Nguyên bức xúc nói.

Ông Cao Tấn Quân, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) khu vực IV cho biết, luồng trên sông Hậu đoạn này là do Cảng vụ ĐTNĐ khu vực IV quản lý. Tuy nhiên, từ trước đến nay, cảng vụ chưa cấp bất kỳ giấy phép cho mở bến thủy nội địa nào tại khu vực này. Qua nhiều lần kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp này đã lập bến thủy nội địa trái phép nhưng lại được Cảng vụ Hàng hải An Giang cấp phép cho phương tiện ra, vào các bến này.    

Có sự “tiếp tay”của nhiều cơ quan quản lý

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Lư Đức Sơn, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải An Giang xác nhận: “Sà lan và phương tiện của doanh nghiệp gỗ nói trên do chúng tôi cấp phép cho ra, vào bến, còn bãi gỗ là do chính quyền địa phương cho doanh nghiệp thuê. Từ đó, doanh nghiệp họ mới tập kết bến bãi trái phép. Vừa rồi chúng tôi đã kiểm tra và sẽ cho khắc phục”.

Ông Lê Việt Cường, Chánh văn phòng Ban ATGT An Giang cho biết, thực trạng trên đã tồn tại nhiều năm nay tại bến phà phụ Vàm Cống. “Lập bến trái phép dù gì cũng chấp nhận, nhưng ở đây họ tập kết, thả gỗ vào ngay gầm bến phà là cực kỳ nguy hiểm. Nếu những khối gỗ va phải chân vịt hay thân phà thì hậu quả sẽ rất khôn lường".

Ông Nguyễn Mộng Hoàng, Phó chủ tịch UBND phường Mỹ Thạnh cho biết: “Dựa theo quy định của UBND tỉnh về quản lý đất đai tại địa phương thì UBND phường đã ký hợp đồng cho các doanh nghiệp như: Lâm Hiệp Tài, Hồng Vân, Hiệp Phát thuê kể từ ngày 1/3 để hoạt động kinh doanh. Số tiền cho thuê nộp vào ngân sách. Còn doanh nghiệp lấn chiếm, lập bến bãi trái phép thì phường không quản lý” (?!).

Còn theo báo cáo kết quả kiểm tra mới đây của Công an tỉnh An Giang cho thấy, các doanh nghiệp lập bến bãi trái phép chiếm bến phà phụ Vàm Cống là có sự “tiếp tay” của các cơ quan quản lý hành chính đóng trên địa bàn. Cụ thể, bãi gỗ trái phép có khối lượng lên đến 6.000 m3. Tại khu vực nói trên có rất nhiều phương tiện neo đậu trái phép như: Tàu đầu kéo mang ký hiệu Harbour Aquarius Kuching, sà lan Harbour Donlphin, tàu kéo ST-1204H… đều có tải trọng rất lớn.

Trung tá Nguyễn Sơn Hà, Phó phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh An Giang cho biết: “Qua kiểm tra, đoàn công tác nhận thấy nhiều doanh nghiệp và cả cơ quan Nhà nước đều vi phạm pháp luật.

Cụ thể, việc cấp phép cho các loại phương tiện ra, vào, tập kết chiếm hành lang bến phà phụ Vàm Cống, ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê, lập bến bãi đều vi phạm Luật Giao thông ĐTNĐ. Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã lập biên bản và buộc các doanh nghiệp trên cam kết phải di dời toàn bộ số gỗ và phương tiện trong thời gian từ 20 ngày đến 6 tháng”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.