• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

QL34 qua Cao Bằng bị sạt lở, ách tắc nghiêm trọng

18/04/2022, 10:00

Do ảnh hưởng của mưa, khoảng 1 tuần nay, QL34 qua huyện Bảo Lâm, Cao Bằng bị sạt lở, ách tắc nghiêm trọng, mất ATGT.

Sáng nay (18/4), trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Lã Hoài Nam, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cao Bằng cho biết, sáng nay, tại Km 93+760, QL34, đoạn qua huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tiếp tục xảy ra sạt lở, khoảng 100 m3 đất, đá sạt xuống, vùi lấp đường khiến các phương tiện không thể lưu thông.

Hiện, Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đang chỉ đạo các đơn vị liên quan huy động máy móc, lực lượng thu dọn đất đá, bảo đảm lưu thông trong ngày.

Khối lượng lớn đất đá sạt lở gây ách tắc nghiêm trọng. Ảnh FB.

Trước đó, do ảnh hưởng của trời mưa, từ ngày 13/4 đến nay, tại vị trí này đã liên tiếp xảy ra sạt lở đất đá với khối lượng lở làm tràn lấp toàn bộ nền mặt đường gây tắc đường, ước tính khoảng 15.000m3, hư hỏng 40md hộ lan tôn sóng.

Ngay sau khi xảy ra sự việc trên, Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đã báo cáo Bộ GTVT, đồng thời tổ chức thực hiện nguyên tắc ứng phó sự cố thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

Hàng dài phương tiện đang bị ách tắc trên QL34 trong sáng nay. Ảnh FB.

Cụ thể, Sở GTVT Cao Bằng đã phối hợp với chính quyền địa phương cấp huyện cảnh báo cho người và phương tiện lưu thông qua đoạn tuyến để đảm bảo an toàn; chỉ đạo đơn vị bảo dưỡng thường xuyên thực hiện cắm biển cảnh báo 2 đầu đoạn tuyến bị vùi lấp tắc đường, cử người phân luồng đảm bảo giao thông, đồng thời huy động máy móc thiết bị đã chuẩn bị sẵn để ứng phó sự cố, triển khai hót sụt, san gạt để đảm bảo thông tuyến tạm thời 1 làn xe vào lúc 3h, ngày 13/4 (sau 3 tiếng tắc đường).

Sau khi phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan xác minh mức độ thiệt hại, xác nhận mức độ hư hỏng, thiệt hại là lớn (đỉnh taluy có cung trượt và có nguy cơ tiếp tục sạt lở tắc đường), địa hình 1 bên là sông, 1 bên là núi cao, Sở GTVT Cao Bằng báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo thực hiện của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam để chỉ đạo nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên tiếp tục thực hiện công tác đảm bảo giao thông vị trí sạt lở, cử người trực gác chỉ huy, phân luồng đảm bảo giao thông, huy động 1 máy xúc và 1 ô tô để sẵn sàng hót sụt và thông tuyến khi xảy ra sạt lở.

Hiện nguy cơ sạt lở tại vị trí này vẫn tiềm ẩn khi cung trượt, sạt lở vẫn đang được mở rộng. Ảnh FB.

Đồng thời, Sở GTVT Cao Bằng đề xuất xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, phương án xử lý dự kiến gồm: Tiếp tục cử người gác chỉ huy, điều khiển giao thông để tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông.

Hót dọn toàn bộ khối lượng đất đá tràn lấp nền mặt đường, hạ tải đất đá taluy dương hết phạm vi cung trượt có nguy cơ tiếp tục sạt lở, đổ thải đúng nơi quy định. Hoàn trả các công trình trên tuyến, hư hỏng nền, mặt đường do sạt lở; kinh phí dự kiến: 3 tỷ đồng.

Hiện, Sở GTVT tỉnh Cao Bằng vẫn đang chờ hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GTVT để triển khai các phương án xử lý dứt điểm vị trí sạt lở trên, bảo đảm ATGT trên tuyến đường huyết mạch nối với huyện miền núi Bảo Lâm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.