• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cách nào quản xe hợp đồng Limousine trá hình?

21/02/2017, 16:27
image

Xe khách trá hình núp bóng xe hợp đồng đang biến tướng ngày một tinh vi, công khai hoạt động giữa ban ngày...

12

Xe Limousine hoạt động tại Hà Nội (chụp chiều 20/2) - Ảnh: Tạ Tôn

Trước thực trạng bùng nổ loại hình xe hợp đồng Limousine hoạt động trá hình, làm méo mó thị trường kinh doanh vận tải, Tổng cục Đường bộ VN đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu xây dựng đề án để đánh giá đúng thực trạng từ đó có giải pháp quản lý chặt loại hình này.

Nở rộ xe hợp đồng trá hình

Chia sẻ với Báo Giao thông ngày 20/2, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, trên các tuyến phố ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, loại xe được hoán cải từ 16 chỗ xuống 9 chỗ hay còn gọi là xe Limousine lách luật núp bóng xe hợp đồng, luồn lách khắp nội đô. Các xe Limousine vô tư đón khách đi các tỉnh lân cận và ngược lại bất kể giờ giấc, gây náo loạn thị trường kinh doanh vận tải và gây ùn tắc giao thông. Các xe này đều không chạy theo luồng tuyến, không đón trả khách tại bến.

“Xe khách trá hình núp bóng xe hợp đồng đang biến tướng ngày một tinh vi, công khai hoạt động giữa ban ngày và chạy như tuyến cố định trên nhiều tuyến Hà Nội đi các tỉnh: Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa... Tuy có thuận tiện cho hành khách, nhưng loại hình này vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, tác động xấu đến thị trường vận tải tuyến cố định do “cướp” một lượng hành khách không nhỏ của xe chạy tuyến cố định. Bên cạnh đó, xe Limousine đang né thuế bằng cách khai thấp hơn doanh thu”, ông Thanh phân tích.

"Hiện không có quy định nào cấm cải tạo xe cơ giới xuống còn ít chỗ ngồi hơn so với thiết kế của nhà sản xuất. Việc cải tạo được thực hiện theo quy định tại Thông tư 85 năm 2014 của Bộ GTVT. Theo đó, chủ xe phải có hồ sơ thiết kế cải tạo, thuyết minh thiết kế phải nêu rõ mục đích cải tạo như để chở khách du lịch, tăng tiện nghi... Thiết kế cải tạo được Sở GTVT thẩm định thiết kế (xe dưới 25 chỗ), sau đó được cải tạo theo thiết kế và được nghiệm thu bởi trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ. Xét về góc độ kỹ thuật, việc cải tạo xe xuống ít chỗ ngồi hơn so với thiết kế ban đầu là tốt hơn, vì chỗ ngồi rộng hơn, dễ thoát hiểm hơn, trọng tải nhẹ đi và vẫn đảm bảo an toàn kỹ thuật. Không thể dùng biện pháp hành chính để hạn chế việc loại xe trên lách luật trong vận tải khách...”.

Ông Ngô Hồng Hệ
Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới
Cục Đăng kiểm VN

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Xe khách Phương Trang FUTA Bus Lines cho biết, hiện nay đã có đơn vị tổ chức kinh doanh xe khách trá hình không chỉ trực tiếp gom khách lẻ mà còn lách luật thành lập mới hoặc liên kết với các công ty du lịch để đứng ra gom khách. Thậm chí, các xe còn dùng “cò xe” lôi kéo, thu gom khách lẻ tại bến xe, rồi đứng ra ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh vận tải xe hợp đồng, để chở khách đi như xe khách tuyến cố định nhằm trốn thuế, phí bến bãi”, ông Dũng giải thích.

Trong khi đó, ông Đặng Đình Thoại, Phó giám đốc Công ty CP xe khách Thanh Long (Hải Phòng) bày tỏ, vài năm gần đây, hành khách tuyến cố định của công ty sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới doanh thu cũng giảm theo. Nguyên nhân không gì khác là do xe hợp đồng hoạt động trá hình đang tung hoành. Chỉ cần đội mào “xe hợp đồng”, mỗi văn phòng trở thành một bến cóc, mỗi nhà xe có một điểm đón khách riêng và chạy tuyến cố định.

Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, trên địa bàn cả nước đã hình thành và phát triển mạnh mẽ loại hình xe hợp đồng Limousine (loại 8 chỗ trở lên). Đây là phương tiện hoạt động khá tiện lợi và cơ động, tiếp cận đến các tuyến phố, khu dân cư dễ dàng, đưa đón khách tại nhà, hoạt động vào tất cả các khung giờ trong ngày. Loại phương tiện này có đăng ký phù hiệu xe hợp đồng, thực hiện các quy định liên quan đến xe hợp đồng như: Thông báo hợp đồng vận chuyển, thỏa thuận hợp đồng cũng như danh sách hành khách.

Cũng theo bà Hiền, các xe Limousine hàng ngày đều chạy một tuyến nhất định và hoạt động vào một số khung giờ cố định trong ngày. Trong khi đó, các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra, xử lý do không đủ lực lượng. “Cơ chế giám sát thực hiện hợp đồng vận chuyển đúng hay không, đơn vị có đang sử dụng hợp đồng khống hay không, nhà xe có đang thực hiện thu tiền của từng hành khách hay thu tiền theo hợp đồng cũng đang gặp nhiều khó khăn”, bà Hiền lý giải.

Xem thêm video:

13
Xe Limousine dừng, đỗ đón trả khách trước cổng Bệnh viện Huyết học truyền máu T.Ư, Trần Thái Tông, Hà Nội (chụp 13h ngày 20/2) - Ảnh: Tạ Tôn

Đánh giá đúng thực trạng để quản lý

Đề xuất giải pháp quản lý đối với loại hình xe Limousine, ông Nguyễn Văn Thanh cho rằng, nên mở rộng cửa cho loại hình này được vào bến xe hoạt động, chấp nhận có loại xe này chạy theo tuyến cạnh tranh với loại xe 30-45 chỗ. Để làm được điều này cần mở rộng quy hoạch luồng tuyến, tăng thêm tài lốt các tuyến cố định. “Mục đích cao nhất là phục vụ hành khách, nếu doanh nghiệp vận tải nào có đủ lực chuyển sang chạy loại hình này cũng nên hoan nghênh. Tuy nhiên, cần có biện pháp quản lý tốt để tránh cạnh tranh không lành mạnh và trốn thuế của các doanh nghiệp vận tải. Nếu được công nhận, doanh nghiệp sẽ hoạt chấp hành theo đúng quy định của pháp luật”, ông Thanh nói.

Về việc có cần thiết phải xây dựng đề án để quản hay không, ông Thanh cho rằng, nếu đề án quản lý để cho loại hình này tồn tại, phát triển, hoạt động đúng pháp luật cũng nên làm.

Đồng quan điểm, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải Thương mại Đất Cảng cho rằng, doanh nghiệp vận tải tuyến cố định không có lợi thế như xe hợp đồng trá hình nên ngày càng teo dần và sẽ bị triệt tiêu. Để tồn tại, doanh nghiệp vận tải tuyến cố định sẽ phải “hùa theo” bỏ tuyến cố định để “chạy dù”, làm mất trật tự vận tải. Hiện các văn bản quy phạm luật đã tương đối đầy đủ, điều quan trọng là phải xử lý kiên quyết.

“Cần nâng cao mức xử phạt đối với hành vi đặt vé online, thu tiền của hành khách trên xe. Thậm chí, có thể thu hồi phù hiệu xe hợp đồng, thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải. Hoàn toàn có thể xử lý được đối tượng này nếu lực lượng chức năng quyết liệt. Còn nếu chưa quản được, nên hợp thức hóa để doanh nghiệp tuyến cố định có đủ điều kiện tham gia kinh doanh, cạnh tranh tồn tại”, ông Hải đề xuất.

Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Tổng cục Đường bộ VN đang đề xuất Bộ GTVT cho phép phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng đề án nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hoạt động đối với xe hợp đồng Limousine. Đề án sẽ đánh giá toàn diện và có biện pháp quản lý hoạt động đối với loại hình xe hợp đồng Limousine, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh vận tải và giữa các loại hình vận tải. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.