• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Dùng phần mềm tự động “bắt” xe khách trá hình

01/06/2016, 07:16

Tổng cục Đường bộ VN đang xây dựng phần mềm quản lý kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch...

3
Một chiếc xe hợp đồng đang dừng chờ bắt khách trên đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội) - Ảnh: Tạ Tôn

Vì sao xe hợp đồng khó quản?

Ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, cả nước hiện có trên 7.000 đơn vị được cấp phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch với trên 35.000 xe. Tuy nhiên, do điều kiện kinh doanh đối với loại hình này đơn giản, nên xuất hiện nhiều xe hợp đồng trá hình, đón trả khách như xe khách chạy tuyến cố định. Đây cũng là nguyên nhân bùng phát xe dù, bến cóc.

Là địa phương rất nóng về kinh doanh vận tải, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở GTVT Bắc Giang cho biết, Bắc Giang có khoảng trên 500 xe hợp đồng, chủ yếu là hộ cá thể. Đa phần các xe hoạt động tùy tiện, không khai báo hợp đồng trước chuyến đi, rất khó quản lý và xử lý. “Nhiều chủ xe cố tình không gửi hoặc có gửi báo cáo hợp đồng nhưng muộn hơn nhiều giờ xe chạy. Các xe đều không có lộ trình và không có mẫu hợp đồng thống nhất, danh sách hành khách, hành trình, nơi khởi hành hầu như để trống”, ông Sơn nói. 

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, hiện Hà Nội có một số đơn vị đầu tư xe Limousine và núp bóng xe hợp đồng chạy như xe khách tuyến cố định. Trong tháng 5, Sở GTVT Hà Nội đã xử lý 110 xe hợp đồng vi phạm. “Theo quy định, xe dưới 10 chỗ không phải báo cáo trước về hợp đồng vận chuyển. Bởi vậy, khi sửa Nghị định 86 cần đưa loại xe dưới 10 chỗ vào diện bắt buộc phải thông báo về thông tin trước mỗi chuyến đi”, ông Long đề xuất. 

Tự động phát hiện xe vi phạm

Trước thực trạng trên, ông Trần Quang Bình cho biết, một trong các giải pháp được Tổng cục đề xuất là xây dựng phần mềm thống nhất để các đơn vị vận tải hợp đồng, du lịch khai báo. Phần mềm này sẽ quản lý theo các cấp và liên thông từ tổng cục đến các doanh nghiệp vận tải. Phầm mềm sẽ có chức năng tự động xử lý các tiêu chí để kịp thời tổng hợp, phát hiện các vi phạm của xe hợp đồng.

Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô” sẽ được áp dụng theo công nghệ Web Application tích hợp với cơ sở dữ liệu GSHT và dữ liệu bản đồ GIS. Dự án được đề xuất chia làm 2 giai đoạn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Trong đó, giai đoạn 1 (2016-2018) xây dựng phần mềm với những tính năng thiết yếu, tổng mức đầu tư 1,2 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (2018-2020), hiệu chỉnh, bổ sung, xây dựng nâng cấp hệ thống hoàn thiện với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng. Trong tháng 6/2016, Tổng cục Đường bộ VN sẽ trình Bộ GTVT xin phê duyệt đề án.

Cũng theo ông Bình, hiện xe hợp đồng, xe du lịch đã được theo dõi qua thiết bị GSHT, nhưng dữ liệu này chỉ đối chiếu được những xe đó đang ở đâu, của đơn vị nào. Trong khi đặc thù của xe hợp đồng là không có bến đầu, bến cuối, không có hành trình cố định mà chạy theo yêu cầu của khách. “Chúng ta đã biết xe hợp đồng đi đâu, đến đâu nhưng trong quá trình đi có đúng quy định hay không vẫn đang tồn tại “khoảng trống” trong quản lý. Phần mềm này sẽ lấp được “khoảng trống” đó, làm cơ sở để theo dõi, xử lý kịp thời các xe vi phạm”, ông Bình nói.

Ông Lê Tuấn Vũ, Giám đốc Xí nghiệp Điện tử Tin học (Công ty CP Điện tử Tin học Hóa Chất) - đơn vị tư vấn xây dựng phần mềm cho biết, phần mềm sẽ có được hệ thống thông tin xuyên suốt từ đơn vị vận tải, các Sở GTVT tới Tổng cục, cập nhật và quản lý toàn bộ các thông tin về hợp đồng vận chuyển; Đồng thời, truy xuất thông tin về hành trình thực tế được cập nhật từ cơ sở dữ liệu hệ thống giám sát hành trình. Hệ thống sẽ lưu trữ, xử lý, đối chiếu và cung cấp cho cơ quan quản lý về việc thực hiện các quy định của phương tiện vận tải, đơn vị kinh doanh vận tải.

Đặt ra yêu cầu đối với phần mềm này, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, tới đây, khi sửa Nghị định 86, thông tin khai báo xe hợp đồng sẽ được mở rộng và không giới hạn chỗ ngồi. Vì vậy, phần mềm phải tính toán được lượng thông tin phương tiện truyền về hệ thống. “Việc quản lý xe hợp đồng đang rất cấp bách. Phần mềm phải cập nhật được tốc độ tăng trưởng GTVT và kết nối với hệ thống phần mềm quản lý vận tải hiện nay. Quan trọng nhất là phần mềm phải đối sánh được với dữ liệu từ thiết bị GSHT”, bà Hiền nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.