Thời sự Quốc tế

NATO nói Kiev có quyền tấn công Nga ở bên ngoài lãnh thổ Ukraine

24/02/2024, 21:05

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định quyền tự vệ của Kiev, trong đó tuyên bố nước này có quyền tấn công các mục tiêu của Nga bên ngoài lãnh thổ Ukraine.

"Kiev có quyền tự vệ"

Theo Financial Times, trong cuộc phỏng vấn với báo giới tuần qua, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã đưa ra những nhận định quan trọng xung quanh cuộc xung đột tại Ukraine.

"Ukraine có quyền tự vệ. Điều đó phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng nghĩa nghĩa Ukraine có quyền tấn công các mục tiêu quân sự Nga bên ngoài lãnh thổ Ukraine để tự bảo vệ chính mình”, ông Stoltenberg khẳng định.

Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo hàng đầu NATO đưa ra tuyên bố như trên kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022.

Ông Jens Stoltenberg khẳng định Ukraine có quyền tự vệ và có quyền tấn công vào các mục tiêu của Nga bên ngoài lãnh thổ nước này để tự vệ.

Ông Jens Stoltenberg khẳng định Ukraine có quyền tự vệ và có quyền tấn công vào các mục tiêu của Nga bên ngoài lãnh thổ nước này để tự vệ.

Tuyên bố của ông Stoltenberg đã được một quan chức hàng đầu NATO xác nhận vào ngày 22/2, qua đó cho thấy thay đổi lớn trong quan điểm của Tổng thư ký NATO về vấn đề Ukraine do trước kia ông chỉ đề cập các quyền của Ukraine dựa trên luật pháp quốc tế mà không đề cập cụ thể đến các hành động đối với Nga.

“Dù tình hình ngoài mặt trận rất khó khăn nhưng chúng ta không nên đánh giá quá cao Nga, cũng như đánh giá thấp Ukraine”, ông Stoltenberg nói với báo giới và cho biết các lực lượng Ukraine đã có thể thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương.

Nỗi “đau đầu” của phương Tây về viện trợ quân sự Ukraine

Đáng nói, trước đó ông vừa thừa nhận vấn đề Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây viện trợ nhằm tấn công các mục tiêu của Nga từ lâu đã gây ra tranh cãi giữa các đồng minh của Kiev do lo ngại xung đột leo thang.

Thực tế những tháng gần đây, Kiev đã tăng cường tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga bằng máy bay không người lái và tên lửa tầm xa, bao gồm cả kho dầu được quân đội Nga sử dụng gần Saint Petersburg.

Dù vậy, vì tính chất nhạy cảm với phương Tây nên các nhà lãnh đạo Ukraine không đưa ra bình luận cụ thể về các sự kiện này, chỉ nói bóng gió về trách nhiệm của nước này.

Trong khi đó, Pháp và Anh là hai bên cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, càng tỏ ra thận trọng khi bày tỏ quan điểm về các cuộc tấn công như trên do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga.

Tên lửa chống tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine hồi tháng 2/2023.

Tên lửa chống tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine hồi tháng 2/2023.

Tờ Financial Times cho rằng, những bất đồng xung quanh vấn đề sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công Nga có thể trở nên gay gắt hơn khi một số đồng minh NATO bắt đầu vận chuyển máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine.

Đây là mẫu máy bay do Mỹ sản xuất, được trang bị tên lửa tầm xa, có khả năng tăng cường đáng kể phạm vi tấn công của Ukraine vào sâu lãnh thổ Nga.

Financial Times cho biết thêm vào tháng 6/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng ám chỉ các tiêm kích F-16 do phương Tây cung cấp cho Ukraine có thể là mục tiêu tấn công của Nga.

Vị tổng thống nhấn mạnh, điều này có nguy cơ đẩy NATO vào cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp với Nga.

Gần đây, một số quan chức Nga trong đó có Thủ tướng Dmitry Medvedev, cũng cảnh báo việc phương Tây tiếp tục ủng hộ Ukraine có thể dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu.

“Chúng ta nên làm mọi cách để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, nhưng thời gian đang trôi nhanh hơn. Nếu phương Tây luôn cho rằng người Nga chỉ đang đe dọa và sẽ không làm những ‘điều đó’ thì họ đã nhầm. Khi sự tồn vong của đất nước bị đe dọa, liệu nguyên thủ quốc gia còn có sự lựa chọn nào khác? Câu trả lời là không”, ông Medvedev nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.