Thị trường

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương hoàn thành cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 11

22/11/2023, 21:54

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng về việc khẩn trương hoàn thành, trình hồ sơ xây dựng Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Theo văn bản này, thời gian qua, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã có nhiều chỉ đạo Bộ Công thương khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn bảo đảm đúng quy định của pháp luật, nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Vì vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành, trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ trong tháng 11.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công thương được giao trực tiếp chỉ đạo thực hiện, trình đúng thời hạn, đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.

Chính phủ thúc Bộ Công thương hoàn thành cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 11 - Ảnh 1.

Dự án điện gió, điện mặt trời có công suất đặt 10MW trở lên được tham gia cơ chế DPPA.

Từ tháng 1/2020 đến nay, Bộ Công thương đã nhiều lần báo cáo trình Chính phủ để ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp nhưng có một số thay đổi về đề xuất hình thức văn bản triển khai cơ chế. Ban đầu, Bộ Công thương đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp dưới hình thức thông tư, sau chuyển thành quyết định của Thủ tướng. Tại báo cáo mới nhất, hình thức văn bản được chuyển thành nghị định của Chính phủ.

Theo Bộ Công thương, đối với trường hợp mua bán điện thông qua đường dây tư nhân kết nối trực tiếp (không thông qua lưới điện quốc gia), việc thực hiện đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai. Vì vậy, Bộ Công thương sẽ hướng dẫn các đơn vị theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Song cơ chế mua bán điện trực tiếp trong trường hợp thực hiện mua bán điện thông qua lưới điện quốc gia vẫn còn khá rắc rối. Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo.

Đến cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Công thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế này. Bộ Công thương cho biết tháng 5/2022, Bộ Công thương đã yêu cầu tư vấn quốc tế khảo sát đánh giá mức độ quan tâm của các đơn vị, tổ chức đối với các cập nhật cơ chế mua bán điện trực tiếp và chương trình thí điểm tại Việt Nam.

Tư vấn quốc tế đã gửi phiếu khảo sát tới 95 dự án điện gió, điện mặt trời có công suất đặt 30MW trở lên. Trong 67 dự án phản hồi, có 24 dự án (công suất đặt 1.773 MW) mong muốn tham gia thí điểm DPPA; 17 dự án (công suất đặt 2.836 MW) đang cân nhắc về điều kiện tham gia, khả năng tìm và ký hợp đồng với khách hàng. 26 dự án còn lại không có nhu cầu tham gia.

Ngoài ra, sau khi sàng lọc, tư vấn đã gửi phiếu khảo sát tới 41 khách hàng, trong đó có 24 khách hàng trả lời mong muốn tham gia cơ chế DPPA với tổng nhu cầu 1.125 MW (ước tính).

24 dự án muốn mua bán điện “sạch” không qua EVN24 dự án muốn mua bán điện “sạch” không qua EVN

Ngoài ra, 17 dự án phát điện từ năng lượng tái tạo đang cân nhắc về điều kiện tham gia cơ chế này cũng như khả năng tìm, ký hợp đồng với khách hàng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.