Y tế

Ăn cay bị ho, cô gái gãy luôn 4 xương sườn

05/12/2022, 12:00

Gầy chưa hẳn đã đẹp mà còn có thể khiến cơ thể gặp nhiều rủi ro sức khỏe, như trường hợp của cô Hoàng sau đây.

Hầu hết các cô gái đều muốn sở hữu thân hình gầy gò, mảnh mai như siêu mẫu. Thế nhưng, gầy quá cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.

Ngày 1/12 vừa qua, các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đồng loạt đưa tin về một cô gái họ Hoàng, ở Thượng Hải bị nghẹn khi ăn đồ cay. Cô ho rất nhiều sau đó và nghe thấy tiếng răng rắc trong lồng ngực.

img

Cô Hoàng quá gầy.

Khi được đưa tới bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện xương sườn thứ 5,6,7 bên phải và 6 bên trái bị gãy, không có bất thường khác như mật độ xương.

Bác sĩ cho rằng, nguyên nhân có thể là do bệnh nhân quá gầy, gầy tới mức lộ cả xương sườn, không có cơ bắp nâng đỡ, rất dễ bị gãy xương khi ho mạnh.

Được biết, cô Hoàng cao 171cm, nặng 57kg, những hình ảnh cho thấy cô gầy gò, xương quai xanh lộ rõ.

Bác sĩ khuyên cô nên tập thể dục nhiều hơn để tăng cơ, bảo vệ sức khỏe của mình.

Sau khi lắng nghe bác sĩ tư vấn kỹ, cô khẳng định sau sự việc lần này, mình sẽ chú trọng tới vóc dáng và sức khỏe nhiều hơn.

img

4 cái xương sườn bị gãy.

Sự cố kỳ lạ của cô Hoàng gây xôn xao cư dân mạng và trở sự việc hot tại Trung Quốc.

Nhiều cư dân mạng còn nói đùa rằng “thà béo mà vui khỏe còn hơn gầy”, “đọc xong không muốn giảm cân nữa”, “ho cũng có thể gãy xương sườn sao, lần đầu tiên tôi nghe nói về điều này”.

Phụ nữ quá gầy dễ mắc bệnh gì?

Gầy được xem là một chuẩn mực cho cái đẹp ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi phụ nữ quá gầy gò, nó không chỉ khiến cơ thể thiếu sức sống mà còn đe dọa tới sức khỏe, điển hình như các căn bệnh dưới đây:

1. Kinh nguyệt không đều

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng mỡ của một cô gái khỏe mạnh chiếm ít nhất 17% tổng trọng lượng cơ thể thì mới có kinh nguyệt.

Lượng mỡ trong cơ thể phải đạt ít nhất 22% trọng lượng cơ thể thì mới duy trì kinh nguyệt đều đặn.

Nếu phụ nữ giảm cân một cách mù quáng, đặc biệt là ăn kiêng quá mức, năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao của cơ thể mất cân đối, đồng thời một lượng lớn chất béo và protein dự trữ sẽ bị tiêu hao, dẫn tới tình trạng béo phì, thiếu tổng hợp estrogen, từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Phụ nữ có thể gặp nhiều vấn đề như thiểu kinh, vô kinh, đau bụng kinh, hiếm muộn.

img

2. Các bệnh về đường tiêu hóa

Nếu phụ nữ có cân nặng quá thấp sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan trên toàn cơ thể, thậm chí các cơ cũng dần bị giãn ra.

Một khi thành bụng trong cơ thể lỏng lẻo, cơ bụng yếu đi, các cơ và dây chằng để cố định dạ dày sẽ trở nên yếu ớt, bệnh dạ dày sẽ xuất hiện.

Không chỉ vậy, nhu động của đường tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng theo đó, dẫn đến việc thức ăn khi đi vào cơ thể không được tiêu hóa và hấp thụ kịp, đồng thời lặp đi lặp lại các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng và đau bụng, chán ăn…

3. Loãng xương

Theo các cuộc nghiên cứu có liên quan, béo phì không có bất kỳ lợi ích nào đối với xương, đặc biệt là sự hao mòn của các khớp chi dưới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xương mỏng hơn sẽ khỏe mạnh hơn.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những phụ nữ quá gầy có nguy cơ bị gãy xương phần hông cao gấp đôi so với những phụ nữ có cân nặng bình thường.

Cơ thể phụ nữ càng gầy thì mật độ xương càng thấp. Nguyên nhân là cơ thể quá gầy ảnh hưởng tới việc sản xuất estrogen, khi nồng độ estrogen thấp thì tốc độ mất xương sẽ tăng nhanh, phụ nữ dễ mắc bệnh loãng xương.

4. Sỏi mật

Gan là cơ quan tạo ra mật, nhưng mật sau khi được tạo ra sẽ không thải vào đường ruột ngay mà sẽ vào túi mật để dự trữ và cô đặc thêm.

Sau khi một người ăn uống bình thường, túi mật sẽ bài tiết mật, có thể tiêu hóa và hấp thụ chất béo.

Nếu cơ thể phụ nữ quá gầy, ăn chay trường, ăn kiêng quá mức trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết bình thường của túi mật, dẫn đến dịch mật kết tủa trong túi mật tạo thành sỏi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.