Quân sự

Báo Đức: Nga có thể sáp nhập Donbass để đảm bảo nguồn nước cho Crimea

06/04/2021, 11:51
image

"Lực lượng gìn giữ hòa bình" của Nga ở Donbass sẽ là "bước sơ bộ" để thôn tính khu vực này, truyền thông Đức nhận định.

img

Quân đội Nga.

Theo nhận định của tờ Süddeutsche Zeitung, Moscow hiện cần một cái cớ để công khai triển khai quân đội Nga ở Ukraine, trong khi các cuộc hội đàm gần đây của Tổng thống Nga Putin với Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Macron cho thấy rằng ông Putin đang tìm kiếm một giải pháp quyết đoán.

Hình ảnh quân đội Nga xuất hiện dọc biên giới với Ukraine những ngày gần đây đã khiến cho Kiev vô cùng quan ngại. Khí tài quân sự của Moscow liên tục di chuyển dọc theo cây cầu tới Bán đảo Crimea.

Trước nhưng tuyên bố đầy lo ngại của Tổ chức hiệp ước quân sự Bắc Đại tây Dương (NATO), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đảm bảo với người đồng cấp Ukraine rằng Kiev không đơn độc.

"Nga đang chuẩn bị một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống Ukraine?” – bài báo của tờ Süddeutsche Zeitung nổi bật với tiêu đề thu hút sự quan tâm của dư luận, viết:

"Có các câu trả lời lạc quan nhất gồm: Thứ nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đang phô diễn cơ bắp để kiểm tra phản ứng của Tổng thống Mỹ Joe Biden và trừng phạt Kiev vì một cuộc đàn áp gần đây đối với những người thân tín của Tổng thống Putin.

Thứ hai, ông Putin đang tìm cách đối đầu quân sự để chính thức quyền đồn trú quân nhân Nga với tư cách "Lực lượng gìn giữ hòa bình" ở các nước cộng hòa ly khai do Nga hậu thuận ở Donetsk và Luhansk (vùng Donbass).

Thứ ba, Điện Kremlin đang chuẩn bị hành động quân sự để chinh phục một hành lang trên bộ qua Ukraine đến Crimea (vùng Dobass) và do đó đảm bảo nguồn cung cấp nước bấp bênh cho bán đảo đã bị Nga biến thành pháo đài quân sự”.

img

Lực lượng nhảy dù của quân đội Nga - ảnh tư liệu minh họa.

Leo thang quân sự diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa có mình bình luận nói rằng quan hệ Nga-phương Tây đang ở "điểm thấp nhất".

Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sau các cáo buộc liên quan đến nhân vật đối lập Alexei Navalny.

Vào tháng 2/2021, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có hành động chống lại một nhà tài phiệt địa phương Viktor Medvedchuk, người thân cận với Tổng thống Nga Putin.

Ông Zelensky đã đóng cửa các kênh truyền hình do Medvedchuk kiểm soát và đóng băng các tài sản khác của Viktor Medvedchuk.

Gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trên ABC rằng ông coi Tổng thống Nga Putin là "kẻ giết người", đồng thời nhấn mạnh rằng, Tổng thống Nga cũng sẽ phải trả giá cho sự can thiệp của mình vào chiến dịch tranh cử tổng thống trước đó có lợi cho ứng viên Donald Trump.

Sau sự việc này, Tổng thống Nga ngay lập tức ra lệnh rút Đại sứ Nga tại Mỹ trở lại Moscow - một bước đi rõ ràng nhất biểu hiện sự phản đối trong nghi thức ngoại giao.

Nhưng, điều này, theo báo Đức, cũng chưa phải là câu trả lời duy nhất của ông Putin. Bốn ngày sau cuộc phỏng vấn "kẻ giết người" của ông Joe Biden, nhà lãnh đạo Nga Putin đã gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.

Cũng chỉ bốn ngày sau đó, Đại tướng Shoigu thông báo rằng Lữ đoàn đổ bộ đường không số 76 (ước tính khoảng 4.000 binh sĩ) sẽ được điều đến Bán đảo Crimea. Sau đó chỉ 1 ngày, một trận chiến ác liệt diễn ra gần làng Shumy ở Donbass, Ukraine.

Sau khi Moscow công bố các cuộc tập trận ở Crimea với sự tham gia của hàng nghìn lính dù, các nhà phân tích quân sự đã suy đoán rằng Moscow có thể đang lên kế hoạch thiết lập một hành lang trên bộ qua Ukraine tới Crimea để giành lại quyền kiểm soát nguồn cung cấp nước ngọt cho bán đảo đang khô hạn.

Việc giành lấy một hành lang đất liền như vậy, tất nhiên sẽ là một hành động chiến tranh lớn.

img

Quân đội Nga.

Tuy nhiên, hiện tại, ngay cả những người Ukraine thường công khai lên tiếng cảnh báo cũng không tin điều này có thể xảy ra. Tư lệnh Ukraine Khomchak nói trên truyền hình nhà nước ở Kiev rằng Bộ Tổng tham mưu Ukraine không tin vào một cuộc chiến tranh sắp xảy ra.

Nhiều khả năng Tổng thống Putin đang chuẩn bị điều động lực lượng "quân gìn giữ hòa bình" của Nga tới Donbass để chính thức mở rộng quyền kiểm soát - một bước khởi đầu cho việc sáp nhập thêm miền Đông Ukraine vào lãnh thổ Liên bang – báo Đức nhận định.

Một số đại diện của hệ tư tưởng "Nororossiya" mà chính Tổng thống Putin là người ủng hộ, được cho là đã mong muốn điều này (thôn tính Donbass) diễn ra trong nhiều năm. Kể từ tháng 4 năm 2019, ông Putin đã cấp hộ chiếu Nga cho người dân Donbass – theo cáo buộc của Nhóm Nhân quyền miền Đông.

Và theo số liệu mới nhất của nhóm này, tính đến tháng 1/2021, đã có 442.000 hộ chiếu Nga được cấp cho người ở Donbass.

Vào ngày 28 tháng 1, hội nghị mang tên "Donbas của Nga" đã được tổ chức tại Cộng hòa ly khai tự xưng Donetsk. Khách mời là Margarita Simonyan, người đứng đầu kênh truyền hình tuyên truyền của Điện Kremlin - Russia Today.

Thông điệp của bà Margarita Simonyan khi ấy được phát đi như sau: "Người dân Donbas muốn sống ở nơi là một phần của quê hương vĩ đại của chúng tôi. Và chúng tôi có nhiệm vụ chăm sóc họ. Mẹ Nga, hãy đưa Donbas về nhà!".

Theo báo Đức, sự xuất hiện của bà Simonyan khó có thể xảy ra nếu không có sự bật đèn xanh từ Điện Kremlin. Phát ngôn viên chính thức của Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov khi ấy cũng đã lên tiếng trấn an rằng và đảm bảo rằng “việc sáp nhập Donbass không nằm trong chương trình nghị sự".

Tuy nhiên, theo báo Süddeutsche Zeitung, thời điểm này sẽ là lý tưởng để Nga triển khai "lực lượng gìn giữ hòa bình" ở Donbass.

Theo nhận định của báo Đức, chính quyền của Tổng thống Nga Putin cần một cái cớ để sử dụng như một biện pháp “đảm bảo an ninh cho những người nói tiếng Nga” theo tinh thần của thỏa thuận Minsk ký năm 2015.

"Cuộc họp video của Putin với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 30 tháng 3 cho thấy ông Putin đang tìm kiếm lý do như vậy" - báo Süddeutsche Zeitung viết đồng thời tiết lộ rằng “trong các cuộc hội đàm, ông Putin đã phàn nàn rằng Ukraine đang có âm mưu khiêu khích”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.