Thời sự

Bệnh nhân "thoát án" Ebola kể chuyện cuộc sống ở vùng dịch

03/11/2014, 21:36

"Tại Guinea, các khu làng có người bị Ebola đều được quân đội canh gác nghiêm ngặt, không cho người ra vào".

Bệnh nhân Chu Văn Chung kể chuyện cuộc sống ở vùng dịch Guinea sau 2 ngày bị cách ly nghiêm ngặt
Bệnh nhân Chu Văn Chung kể chuyện cuộc sống ở vùng dịch Guinea sau 2 ngày bị cách ly nghiêm ngặt

Bệnh nhân Chu Văn Chung (26, tuổi), ca nghi nhiễm Ebola đầu tiên tại Đà Nẵng đã chính thức có kết luận âm tính với “án bệnh” Ebola sau 3 lần xét nghiệm, hai ngày cách ly, điều trị nghiêm ngặt tại khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng).

Như Báo Giao thông đưa tin, sáng 3/11, sau hai ngày bị cách ly, bệnh nhân Chung đã tỉnh táo, đi lại bình thường và nói chuyện vui vẻ với mọi người xung quanh.

Theo các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, sức khỏe của anh Chung tiến triển rất tốt. Bệnh nhân vẫn đang được điều trị tích cực theo phác đồ sốt rét và theo dõi qua khỏi 21 ngày sẽ cho xuất viện. Đồng thời, lệnh cách ly đối với bệnh nhân và nhân viên y tế theo giõi bệnh nhân Chung đã chính thức được gỡ bỏ.

Ngay sau khi nhận được tin mình không nhiễm virus Ebola, anh Chung đã không không giấu được niềm sung sướng và gọi điện về báo tin mừng cho gia đình.

Trò chuyện với PV Báo Giao thông, Chung cho hay, vào đầu năm 2013, anh qua làm cho một hiệu ảnh tại thủ đô Conakry (Guinea). Ở Guinea, cuộc sống khác rất nhiều so với Việt Nam.

“Muỗi ở bên ấy rất nhiều và độc nữa, người Việt mình qua bên đó sống ai cũng đã từng bị sốt rét…” anh Chung kể.

Bệnh nhân nghi Ebola được cách ly đúng quy trình
Bệnh nhân nghi Ebola được cách ly đúng quy trình

Thời gian đầu năm 2014 tới lúc anh về nước, sống tại Guinea, anh Chung nghe rất nhiều thông tin về dịch bệnh Ebola. Tuy nhiên, tại thủ đô nơi anh sống vẫn là vùng an toàn. Chính quyền đã làm mọi biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn rất tốt nên tính đến nay virus Ebola chưa thể lây lan vào thủ đô Conakry.

Anh Chung kể tiếp: “Vùng dịch bệnh bùng phát, lây lan chủ yếu là ở các khu làng hẻo lánh giáp biên giới giữa ba nước: Liberya-Sierra Leone- Guinea.

Trước đó, chiều 2/11, trao đổi với PV Báo Giao thông, bác sĩ Trần Ngọc Thạnh – giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng khẳng định bệnh nhân Chu Văn Chung hoàn toàn âm tính với Ebola. Theo đó, qua 3 lần xét nghiệm Real – Time RCR, RCR lần 1 và RCR lần 2 của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đều cho kết quả bệnh nhân âm tính với Ebola 100%.

Tại Guinea, các khu làng có người bị Ebola đều được lực lượng quân đội ngày đêm canh gác, không cho người ra vào. Tôi theo dõi tình hình dịch bệnh ở các khu làng qua báo chí nước này đưa tin. Báo chí nói rằng các khu làng có người nhiễm Ebola rất lạc hậu, còn nhiều hủ tục mê tín.

Họ còn cho rằng căn bệnh này do các bác sĩ mang tới nên họ xua đuổi, đánh đập các bác sĩ đến thăm khám cho người bệnh. Báo chí nước này đã từng đăng tin có trường hợp người dân vùng nhiễm bệnh giết cả bác sĩ.

Ngay sau đó, chính quyền đã dùng biện pháp điều động lực lượng quân đội đi theo các bác sĩ để phòng trường hợp người dân kháng cự”, anh Chung kể.

Theo anh Chung, hiện nay còn khoảng gần 40 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Guinea, chủ yếu làm nghề thủy sản.

Trước tình hình lây lan khủng khiếp của virus Ebola, anh Chung cùng một người bạn cùng công ty quyết định trở về Việt Nam.

Chiều 28/10, anh Chung cùng người bạn về tới Morocco và bị hủy chuyến bay mất 2 ngày. Mãi tới 12h trưa ngày 30/10, anh Chung về tới sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM), quá cảnh qua Ma rốc và Quatar.

Đà Nẵng chủ động các biện pháp theo dõi, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm Ebola
Đà Nẵng chủ động các biện pháp theo dõi, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm Ebola

Theo anh Chung, từ Guinea, trước khi xuất cảnh lên máy qua các nước Morocco, Quatar, anh đều điều được nhân viên y tế sân bay dùng súng bắn nhiệt kiểm tra sau đó đo thân nhiệt rất kỹ càng. Về sân bay Tân Sơn Nhất, Chung cũng được các nhân viên y tế ở đây cũng kiểm tra nhiệt độ và hành trình đi.

“Tuy nhiên, lúc đó thân nhiệt tôi chưa nóng nên không phát hiện được. Sau đó, tôi bị sốt nhẹ, về tới Đà Nẵng thì bị nặng hơn. Khi được các bác sĩ cách ly để điều trị vì nghi nhiễm Ebola, tôi không tin vì trước đó tôi chưa từng tiếp xúc với người bệnh bên ấy. Nhưng sau đó, tôi lại lo lắng vì không biết mình có bị nhiễm trong quá trình di chuyển hay không. Đến bây giờ, nhận được kết quả xét nghiệm, tôi mới an tâm được”, anh Chung cho biết.

Triều Dương

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.