Hồ sơ tài liệu

Campuchia: Công lý nào cho các nạn nhân Khmer Đỏ?

30/07/2014, 22:00

Đất nước Campuchia đã cận kề vực thẳm, trải qua những cuộc xung đột dân sự kéo dài, tàn bạo, nhất là giai đoạn 1975 đến 1979 dưới sự trị vì của Khmer Đỏ.

Đất nước Campuchia đã cận kề vực thẳm, trải qua những cuộc xung đột dân sự kéo dài, tàn bạo, nhất là giai đoạn 1975 đến 1979 dưới sự trị vì của Khmer Đỏ.

img

Mở phiên tòa thứ hai xét xử 2 cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ

Ngày 30/7, Tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) tại Campuchia bắt đầu tiến hành vụ xử thứ hai đối với 2 cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Noun Chea và Khieu Samphan  với tội danh diệt chủng.

Noun Chea, 88 tuổi, và Khieu Samphan, 83 tuổi, nằm trong số các thủ lĩnh cấp cao của chế độ Khmer Đỏ bị buộc tội gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu người Campuchia từ năm 1975-1979.

Đây là vụ xét xử thứ hai đối với hai bị cáo trên. Trước đó, hai bị cáo này đã bị xét xử về tội ác chống lại loài người liên quan đến các phong trào ép buộc nhân dân Phnom Penh vào tháng 4/1975 và xử tử các binh lính thuộc Cộng hòa Khmer. Cáo trạng trong vụ kiện thứ nhất sẽ được tuyên vào ngày 7/8 tới, và nếu bị kết tội, hai bị cáo sẽ phải đối mặt với án tù chung thân.

Chánh án ECCC, ông Nil Nonn cho biết, các luật sư và thẩm phán tập trung vào việc sẽ triệu tập các nhân chứng, bên dân sự và chuyên gia nào đến tòa, thảo luận nội dung các đề xuất bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân, cũng như các phản đối pháp lý tố tụng.

Ông cho biết thêm phiên xét xử sắp tới sẽ bao gồm các cáo buộc mới như tội diệt chủng các tín đồ Hồi giáo thiểu số Cham và các dân tộc thiểu số Việt Nam, tội cưỡng hôn và cưỡng hiếp, thanh trừng Phật tử, và thanh lọc nội bộ.

Khieu Samphan đã có mặt tại tòa trong khi Nuon Chea theo dõi phiên họp qua cầu truyền hình từ một phòng giam vì lý do sức khỏe.

Chậm chạp trong việc xét xử

Đồ tể Khmer Đỏ Pol Pot
Đồ tể Khmer Đỏ Pol Pot

Đất nước Campuchia đã cận kề vực thẳm, trải qua những cuộc xung đột dân sự kéo dài, tàn bạo, nhất là giai đoạn 1975 đến 1979 dưới sự trị vì của Khmer Đỏ bằng những tội ác man rợ "trời không dung, đất không tha", như tra tấn, chặt đầu, bỏ đói và lao động cưỡng bức, dập khuôn  chủ nghĩa Maoism, có chủ định hay Chính sách siêu Đại nhảy vọt, nặng mùi hoang tưởng.

Ngày 7 tháng 1 năm 1979 là một cột mốc đáng nhớ cho dân tộc Campuchia. Ngày Mặt trận Cứu quốc Campuchia (KUFNS) được Việt Nam hỗ trợ, do đương kim Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin đứng đầu đã giành lại thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ Pol Pot. 19 năm sau, tàn quân Khmer Đỏ lại tiến hành chiến tranh du kích dọc theo biên giới phía bắc giáp với Thái Lan, nhưng đã kết thúc thảm hại bằng cái chết của Pol Pot năm 1998.

Một năm trước khi hòa bình được lập lại, chính phủ Campuchia đã nộp đơn lên Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), đề nghị thế giới hỗ trợ, thiết lập các thủ tục để đưa các cựu lãnh đạo của Khmer Đỏ ra tòa nhằm mang lại công lý cho các nạn nhân.

Cuối cùng, vào năm 2006, Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ Campuchia (ECCC) đã đi vào hoạt động với sự hỗ trợ tài chính của hơn 35 quốc gia (Nhật Bản đảm nhận hơn 50% trong số này), truy tố các lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ và những người "có trách nhiệm cao nhất" về tội diệt chủng, chống lại loài người và những tội danh khác. 

Từ năm 2006, với kỳ vọng mang lại công lý cho các nạn nhân công, ECCC đã làm được nhiều việc song những vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi của dư luận.

Sau thời gian dài làm việc và tốn kém, đến năm 2012,  ECCC mới chỉ  xử được "Trường hợp 001", giám đốc nhà tù Kaing Guek Eav hay còn gọi là Duch, tù chung thân về tội ác mà y đã gây ra .

Tính đến năm 2011, bốn lãnh đạo cao cấp Khmer Đỏ là Noun Chea, phó bí thư bí danh  "anh trai thứ hai"; Khieu Samphan, người đứng đầu nhà nước Campuchia Dân chủ; Ieng Sary, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao; leng Thirith, Bộ trưởng các vấn đề xã hội đã bị truy tố, tất cả những người này được gọi chung "trường hợp 002".  Nếu không có gì thay đổi vào ngày 7/8 tới đây, ECCC sẽ đưa ra phán quyết về các trường hợp nói trên.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong 8 năm qua, ECCC đã bị chỉ trích về tiến độ xét xử, không đáp ứng sự mong mỏi của dư luận, nhất là đối với các nạn nhân, những người đã mòn mỏi để chờ đợi công lý suốt 35 năm qua.

Thách thức và thách thức

Trước khi xét xử Trường hợp 002, ECCC đã làm việc với chính phủ về các trường hợp tiếp theo như Trường hợp 003 và 004, bởi nó liên quan đến vấn đề nhạy cảm. Trong số này có cả những người hiện đang nắm giữ chức vụ cao cấp trong chính phủ đương thời.

Tòa án đã bị chỉ trích vì thiếu năng lực, thiếu hiệu quả, tham nhũng, thủ tục tố tụng xét xử rườm rà và các vấn đề chính trị phức tạp khác. Vì vậy trên góc độ nào đó, việc xét xử bị coi là không đáp ứng với mong mỏi của dư lận lẫn của các nhà tài trợ và cho chính các nạn nhân. Thậm chí người ta cho rằng tòa án đã được chi phối bởi chính phủ lẫn ECCC.

Tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ
Tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ

Một trở ngại cho việc truy tố các nhân vật nhúng chàm là do chính phủ Capuchia muốn ưu tiên vấn đề an ninh quốc gia, duy trì xã hội hài hòa, ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế. Và một khi đã đủ mạnh, thì câu trả lời sẽ thuộc về Hội đồng tối cao Các nhà thẩm phán.

Theo Thủ tướng Hun Sen, sẽ không có nhiều hơn "bốn hoặc năm cá nhân" trong Trường hợp 001 và 002 và đối với các Trường hợp 003 và 004 "sẽ không được phép". Liên Hợp Quốc và các quốc gia (kể cả Trung Quốc) đã từng hỗ trợ Pol Pot để chiếm ghế của Campuchia tại LHQ giai đoạn 1979-1991 nên tội của họ còn nặng hơn cả Pol Pot.

Bộ  trưởng Thông tin Khieu Kanharith cũng đồng tình với Thủ tướng Hun Sen: "Nếu họ (nhân viên quốc tế) muốn đi sâu vào các Trường hợp 003 và 004 thì họ nên chuẩn bị tư trang để rời khỏi Campuchia càng sớm càng tốt". Và như vậy sẽ chỉ có năm cựu lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ phải hầu toàn, còn những người khác sẽ bị miễn truy tố.

Trong khi đó, chính phủ Campuchia lại không sẵn sàng hợp tác với ECCC trong việc xây dựng một trung tâm lưu trữ tài liệu để giúp sinh viên, học giả, các nhà nghiên cứu có nguyện vọng tìm hiểu về tội ác chiến tranh của Khmer Đỏ. Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp 2 triệu USD để xây dựng trung tâm, kết hợp cùng với phía Campuchia để thực hiện dự án nhưng sau hơn 4 năm, mặc dù trung tâm đã được xây dựng tại quận Sen Sok, nhưng nó vẫn là đang dở dang vói lý do... thiếu tiền.

Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng 1979
Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng 1979

Một trở ngại khác, tòa án đã phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến hối lộ. Trong năm 2007 và 2008 đã xảy ra vụ scandal hối lộ, các nhân viên người Campuchia đã tố cáo, rằng họ phải hối lộ cho cấp trên để có việc làm.

Cựu phái viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Yash Gai, người từng có mặt tại Campuchia cho biết: "Sự yếu kém và tham nhũng trong hệ thống pháp luật nhà nước đã lây nhiễm ECCC, thay vì ECCC gây ảnh hưởng đến hành vi của các thẩm phán và công tố viên địa phương thì chính ECCC lại bị mua chuộc". Điều này làm cho tiến độ xét sử bị chậm và niềm tin của nhân dân Campuchia đã bị đánh cắp, một phần không nhỏ là do nạn tham nhũng trong hệ thống pháp luật của Campuchia. 

Ngoài ra, thủ tục tố tụng kéo dài, gây tốn kém nghiêm trọng, ước tính chi phí đã ngốn hết hơn 200 triệu USD. Phần lớn kinh phí cho tòa án đều do các nhà tài trợ quốc tế cung cấp, nên nhiều nhà tài trợ đã phải thốt lên "tiền của họ đã không mua được sự công bằng cho người dân, mà nó còn kéo dài sự trì trệ trong ngành tư pháp của Campuchia."

Khắc Nam (Theo Diplomat)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.