Thị trường

Chi tiết gói hỗ trợ "khủng" 439.759 tỷ phục hồi kinh tế đang được bàn thảo

05/12/2021, 14:17

Tổng nguồn lực cho các chính sách tài khóa, tiền tệ trên tương đương khoảng 5,41% GDP, giá trị tuyệt đối là 439.759 tỷ đồng.

TS. Cấn Văn Lực thay mặt Nhóm nghiên cứu Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội và các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững ngày 5/12 đã đưa ra đề xuất về các gói chính sách tài khoá, tiền tệ và một số chính sách mới.

Cụ thể, gói hỗ trợ gồm 4 gói thành phần là: Gói chính sách tài khóa có thể chiếm 4,71% GDP, với giá trị tuyệt đối là 383.200 tỷ đồng; Gói chính sách tiền tệ khoảng 6.100 tỷ đồng, chiếm 0,08% GDP; Gói chính sách an sinh xã hội chiếm 0,16% GDP; Và khoảng 0.46% dành cho các chính sách khác, như giảm tiền điện, nước, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đôi số, tài trợ các dự án nâng cấp, đổi mới công nghệ...

Tổng nguồn lực cho các chính sách tài khóa, tiền tệ trên tương đương khoảng 5,41% GDP, giá trị tuyệt đối là 439.759 tỷ đồng.

Nhóm cũng đề xuất thêm khoản đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vào các doanh nghiệp khoảng 6.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,07% GDP.

img

Tổng các chính sách, gói hỗ trợ. Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu cho rằng, gói hỗ trợ này đảm bảo quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài; Có trọng tâm, trọng điểm; Hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu; Khả năng khả thi và triển khai nhanh; Đảm bảo thực hiện đa mục tiêu: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chi tiết từng gói hỗ trợ thành phần như sau:

img

Chi tiết gói hỗ trợ chính sách tài khoá. Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Trong gói hỗ trợ tài khóa trên, giải pháp đầu tư cơ sơ hạ tầng (CSHT), Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh ưu tiên các dự án liên kết vùng, trọng điểm, có tính lan tỏa, trong danh mục đầu tư công và đã chuẩn bị xong thủ tục đầu tư, dự án dở dang, thiếu vốn tạm thời (cả vốn đối ứng dự án nguồn ODA) cần bổ sung…

img

Chi tiết gói hỗ trợ tiền tệ. Nguồn: Nhóm nghiên cứu

img

Chi tiết gói hỗ trợ an sinh xã hội. Nguồn: Nhóm nghiên cứu

img

Chi tiết gói hỗ trợ khác. Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Về nguồn huy động, Nhóm nghiên cứu Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội và các chuyên gia đưa ra giải pháp: Nguồn lực (thâm hụt ngân sách có thể tăng thêm 1 điểm % mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023); Huy động nguồn lực.

Trong đó, Huy động nguồn lực từ các nguồn sau:

img

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Nếu thực hiện gói trợ trên thì nghĩa vụ trả nợ của ngân sách nhà nước các năm tới ra sao? Theo Nhóm nghiên cứu, nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng thêm 0,17% điểm % năm 2022 và 0,34 điểm % năm 2023 (không tính các nghĩa vụ bất thường khác nếu có).

Bên cạnh đó, nguồn tiền được giải ngân cũng sẽ khiến áp lực lạm phát và áp lực tỷ giá tăng: Lạm phát năm 2022-2023 được dự báo ở mức 3,5-3,9%. Tỷ giá tăng vay nợ, thâm hụt ngân sách nhà nước tăng, có thể khiến cho giá trị VND giảm nhẹ. Nhóm cũng dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng từ 0,5-1,5% trong năm 2022-2023.

Để thực hiện hiệu quả gói hỗ trợ trên, Nhóm nghiên cứu đề nghị: Phối hợp nhịp nhàng chính sách, nhất là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ; Chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ và tín dụng trong tầm kiểm soát; Tăng bảo lãnh phát hành trái phiếu của Chính phủ cho Ngân hàng Chính sách xã hội, và có giải pháp tăng vốn cho các ngân hàng thương mại; Chú trọng cải tiến hiệu quả, kịp thời khâu thực thi; Gắn kết chặt chẽ với Chiến lược phòng, chống dịch; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, kiên quyết tháo gỡ rào cản, vướng mắc nhanh nhất có thể…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.