Hạ tầng

Chứng kiến cảnh lao lắp dầm ngoạn mục trên mặt hồ Đống Đa

21/01/2016, 09:07

Khâu lao lắp dầm tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vốn phức tạp nhưng trên mặt nước còn ngoạn mục hơn.

DSC_4469
Phiến dầm dài 32m, nặng 230 tấn được cẩu long môn kéo lên bằng hệ thống tời

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đang vào giai đoạn gấp rút hoàn thiện. Hiện đã có 658 trên tổng số 806 phiến dầm được lắp đặt. Lao lắp dầm là một trong những khâu quan trọng và phức tạp nhất của dự án. Lao dầm trên mặt hồ lại càng khó khăn, đòi hỏi công nghệ thi công hiện đại, nhân lực trình độ cao.

Báo Giao thông xin gửi đến quý độc giả một vài hình ảnh lao dầm trên hồ Đống Đa (phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa):

DSC_4447
Các phiến dầm dài 32m, nặng 230 tấn được chở đến từ bãi đúc xã Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội bằng xe siêu trường, siêu trọng. Khi cẩu long môn nâng dầm lên, xe chuyên dụng được rút ra. Toàn tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng cộng 806 phiến dầm, hiện đã đúc được 731 phiến 
DSC_4445
Các kỹ sư và công nhân đều tỏ ra tự tin vì đã lắp đặt thành công 656 phiến dầm trước đó 
DSC_4457
Công tác bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động được triển khai chặt chẽ
DSC_4449
Ông Lê Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt luôn có mặt kiểm tra tiến độ, kỹ thuật và an toàn. Ông Dương được đồng nghiệp gọi vui là "Sát thủ không cần ngủ". Việc lao lắp dầm thường bắt đầu từ 21h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau. "Buổi sáng vẫn lên Ban làm việc bình thường... một giấc ngủ ngắn nhưng sâu là liều thuốc đặc trị cho công việc đặc thù này", ông Dương chia sẻ.
IMG_0321
Dầm được cẩu lên mặt đường của đường sắt trên cao sau đó được đưa lên xe chuyên dụng để vận chuyển đến vị trí lao lắp.
DSC_0179
Một kỹ sư có kinh nghiệm đảm nhận nhiệm vụ lái xe siêu trường này.
IMG_0327
Xe chuyên dụng đưa dầm ra phía mặt hồ một cách nhẹ nhàng, chậm rãi.
DSC_0204
Khi lắp dầm trên mặt đất, cẩu long môn chỉ việc nhấc các phiến dầm lên đặt vào sà mũ trụ cầu. Tuy nhiên, khu gian (đoạn giữa hai ga) Thái Hà - Hoàng Cầu lại có 9 nhịp với 18 phiến dầm chạy trên mặt hồ. Do đó, phải thi công bằng công nghệ lao dọc.  
IMG_0171
Các phiến dầm được ký hiệu riêng biệt, đó cũng là đặc điểm nhận biết vị trí, độ dài, hướng đi của các trụ cầu nơi dầm được lắp đặt.
IMG_0228
Công nhân bắt đầu vận hành cẩu 
DSC_4513
Phiến dầm bắt đầu được lao trên hồ. Ở công đoạn này, các kỹ sư phải tập trung cao độ vì mỗi thao tác sai đều ảnh hưởng đến tiến độ chung.
DSC_4519
Công tác chuẩn bị thì lâu nhưng thời gian lao một phiến dầm chỉ diễn ra khoảng 5-10 phút. Ở tốc độ chụp chậm, có thể thấy rõ sự di chuyển của khối dầm với cách thức thi công khá ngoạn mục.
DSC_4523
Dầm đã đưa vào đúng vị trí và bắt đầu được hạ xuống. Công đoạn này được căn chỉnh bằng máy laser nên độ chính xác rất cao.
IMG_0288
Tuy vậy, các kỹ sư vẫn không quên dùng thước sắt để kiểm tra.
DSC_4470
Làm việc ở một không gian khá rộng, cách xa nhau nên các kỹ sư luôn thường trực chiếc bộ đàm. (Trong ảnh: Một kỹ sư người Trung Quốc phụ trách điều động xe vận chuyển dầm được lệnh chuẩn bị khối dầm tiếp theo)
DSC_4465
Mỗi đêm thi công trên mặt hồ chỉ lắp được 2 phiến dầm nhưng đó là sự nỗ lực rất lớn của cả một ê kíp (Mỗi ca lao dầm gồm 50 người, trong đó khoảng 30 người là kỹ sư và công nhân Trung Quốc).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.