Quân sự

Chuyên gia Nga nói gì về trận giáp lá cà giữa Ấn Độ và Trung Quốc?

19/06/2020, 09:49

Những năm 50, Thủ tướng Ấn Độ khi ấy là ông Jawaharlal Nehru từng nói: "Ấn Độ và Trung Quốc là anh em".

img
Quân đội Trung Quốc và quân đội Ấn Độ - ảnh tư liệu.

Cả hai đang đề phòng nhau

Hiện cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã rút quân sau vụ đụng độ chết người ở thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh. Đây là vụ đụng độ nghiêm trọng nhất trong nửa thế kỷ qua. Những người lính biên phòng của hai bên đã đấu giáp lá cà ( hay còn gọi là chiến đấu cận chiến, là tình huống chiến đấu ở cự li gần của 2 lực lượng quân đội, khoảng cách gần đến mức không thể rút lui và thường người chỉ huy phải ra quyết định cho tất cả binh sĩ dưới quyền chiến đấu và sẵn sàng chết) bằng đá và gậy gộc.

Vụ việc này đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân. Ấn Độ và Trung Quốc đang bên miệng hố chiến tranh.

Trong quân đội Ấn Độ, các quân nhân không được nghỉ phép, dù rút quân nhân lực lượng vũ trang trên biên giới với Trung Quốc đang cảnh giác cao độ. Cuộc đụng độ đã diễn ra vào tối ngày 15/6 tại ở thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh trên dãy núi Hymalaya.

Bắc Kinh và New Delhi đều đổ lỗi cho nhau. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đáp trả bằng cáo buộc rằng, chính Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận về Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).

Tư lệnh lục quân Ấn Độ đã xác nhận cái chết của 20 quân nhân, nhưng, hoàn cảnh chưa rõ hoàn toàn. Cả hai bên đều kiềm chế không nổ súng. Theo thông tin từ hiện trường, những binh sĩ Ấn Độ đã bị đánh đến chết. Một số binh sĩ có thể đã bị ngã hoặc nhảy từ độ cao lớn và bị thương. Theo hãng tin Ấn Độ ANI, ít nhất 43 lính Trung Quốc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Cuộc đối đầu ở vùng núi cao giữa hai cường quốc hạt nhân và hai quốc gia đông dân nhất đã bắt đầu vào đầu thế kỷ 20. Đường biên giới giữa Ấn Độ thuộc Đế quốc Anh và Tây Tạng đã được ấn định vào năm 1914. Đây là tuyến McMahon - lấy tên của thống đốc Anh Henry McMahon.

Vào những năm 1940, Ấn Độ đã giành được độc lập và Trung Quốc giành lại quyền kiểm soát Tây Tạng. Bắc Kinh đã từ chối công nhận tuyến McMahon là đường biên giới quốc gia: theo quan điểm của Bắc Kinh, Lhasa không có quyền tự mình ấn định biên giới. Do đó, chính quyền Trung Quốc gọi vùng lãnh thổ ở phía nam biên giới là Nam Tây Tạng.

Từng thân thiết như “anh em”

Tuy nhiên, vào những năm 1950, mối quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh gần như lý tưởng, có thể được mô tả bằng khẩu hiệu của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru: "Ấn Độ và Trung Quốc là anh em".

Nhưng, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng tuyến đường ở vùng tranh chấp qua khu vực Aksai Chin. Tuyến đường kết nối hai khu vực của Trung Quốc - Tân Cương và Tây Tạng. New Delhi không hai lòng với điều này.

Vào mùa Thu năm 1962 đã bùng lên cuộc chiến tranh biên giới Ấn-Trung. Đây không chỉ là tranh chấp lãnh thổ. Sau khi cuộc nổi loạn Tây Tạng năm 1959 bị thất bại, New Delhi đã cung cấp nơi trú ẩn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Và Bắc Kinh hoàn toàn không hài lòng với điều này.

Trung Quốc đã tìm cách đẩy lực lượng Ấn Độ ra khỏi tuyến McMahon, sau đó Bắc Kinh đã tuyên bố ngừng bắn đơn phương. Nehru đã bị chỉ trích vì lập trường quá mềm mỏng với hàng xóm. Chỉ vào những năm 1990, Trung Quốc và Ấn Độ đã hợp pháp hóa Đường Kiểm soát Thực tế, và LAC vẫn là biên giới thực sự giữa hai quốc gia.

Nhưng sự căng thẳng vẫn còn. Năm 2017, lính biên phòng của hai nước đã đụng độ trên cao nguyên Doklam. Vào tháng 9, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã ném đá vào nhau tại hồ Pangong Tso ở Ladakh. Vào tháng Năm, đã có vụ đánh giáp lá cà tại tiền đồn ở Sikkim. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên trong cuộc đụng độ gần đây.

Các sự kiện ở biên giới khuấy động công chúng Ấn Độ. Tại Calcutta, gần lãnh sự quán Trung Quốc, nhóm sinh viên từ tổ chức cánh hữu Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS) đã đốt cháy bức chân dung của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại New Delhi, 10 biểu tình phản đối hành động của Bắc Kinh ở Ladakh đã bị bắt giữ.

Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố, 20 binh sĩ Ấn Độ sẽ “không hy sinh vô ích” trong cuộc đụng độ với Trung Quốc. "Tôi muốn đảm bảo với đất nước rằng sự hy sinh của những người lính của chúng ta sẽ không vô ích. Đối với chúng ta, sự thống nhất và toàn vẹn của đất nước là quan trọng nhất. Ấn Độ muốn hòa bình nhưng sẽ đáp trả nếu bị khiêu khích", - ông Narendra Modi nói.

Trung Quốc đã phản ứng kiềm chế đối với vụ việc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ấn Độ Subramanyam Jaishankar, đề nghị rằng, cả hai bên nên "tăng cường hợp tác và phối hợp trong vấn đề giải quyết xung đột và cùng nhau duy trì hòa bình và yên tĩnh ở khu vực biên giới".

“Trung Quốc đang cố gắng không thu hút sự chú ý đến sự cố này, - ông Vasily Kashin, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu tổng quan châu Âu và quốc tế thuộc Trường Kinh tế Cao cấp của Moscow (HSE) nói. Nói chung, các phương tiện truyền thông và các cơ quan nhà nước đều thể hiện thái độ kiềm chế. Bởi vì, xét theo thông tin trên báo chí, phía Trung Quốc đã giành phần thắng trong cuộc đụng độ: họ đã đánh bại Ấn Độ và không rút lui khỏi chiến trường".

Hai bên đều ở trong tình huống ngoại giao phức tạp, trước mắt là cuộc đàm phán khó khăn để tìm kiến phương pháp giải tỏa căng thẳng. Và chính quyền New Delhi đang trong tình trạng khó khăn hơn, ông Kashin nhận xét.

"Ở Ấn Độ có rất nhiều đối thủ chính trị. Khác với Trung Quốc, chính quyền Ấn Độ không kiểm soát các phương tiện truyền thông. Điều này sẽ gây áp lực lên chính phủ Modi, người ta sẽ không tha thứ Modi về những điểm yếu. Hơn nữa, đây là vụ đổ máu lớn nhất kể từ cuộc đụng độ trên đèo Nathu La năm 1967", - chuyên gia Nga nhấn mạnh.

Theo chuyên gia Kashin, đã từ lâu cuộc tranh chấp này liên quan không chỉ đến quyền kiểm soát vùng đất mà tuyến đường quan trọng của Trung Quốc đi qua.

"Trong khi cuộc đối đầu càng ngày càng nghiêm trọng, những yêu sách mới đã được đưa ra. Ý nghĩ ám ảnh của Trung Quốc là: vào năm 1914 đường biên giới đã được ấn định không chính xác. Không một chính phủ Trung Quốc nào ký vào các tài liệu về phân tuyến này", - ông Kashin nhắc nhở.

Sau khi đường biên giới trên dãy núi Hymalaya trở thành vấn đề của sự công bằng bất hợp lý cho cả hai nước, thay vì lợi ích thực dụng, hai quốc gia này ngày càng khó đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, - ông Kashin nói thêm.

Lập trường của Pakistan có liên quan?

Cuộc đụng độ trên biên giới đã gây ra tiếng vang lớn như vậy kể cả do lập trường của Pakistan.

“Trong các đụng độ trước đây, chẳng hạn, trên cao nguyên Doklam, Pakistan không chỉ thể hiện sự quan tâm lớn, các phương tiện truyền thông của nước này đã lan truyền tin tức giả mạo về những vụ nổ súng và nạn nhân.

Ngay cả các phương tiện truyền thông chính thức đưa tin rằng, đã có cuộc đấu pháo. Vì thế những thông tin về số người thiệt mạng ở dãy núi Hymalaya gây ra tiếng vang rất lớn”, - chuyên gia Kashin nói.

Nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexey Kupriyanov mô tả địa bàn hoạt động quân sự ở dãy núi Hymalaya như sau:

"Trên thực tế, dân cư trong vùng lãnh thổ rất thưa thớt, đây là vùng núi với độ khô cằn lớn. Cư dân địa phương chủ yếu là những người chăn nuôi du mục. Cả hai bên đều không có doanh trại cố định, biên giới quốc gia chưa được hoạch định".

Địa hình này khiến cả Ấn Độ và Trung Quốc lo lắng căng thẳng. “Bên tấn công vận động nhanh hơn đối thủ, có được lợi thế hoạt động, ít nhất là ở giai đoạn đầu. Hai nước thiếu lòng tin cậy lẫn nhau. Ngay sau khi một bên bắt đầu điều động lực lượng hoặc bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, đối thủ cũng làm như vậy”. – ông Kupriyanov nói.

Để giải quyết cuộc xung đột này, Bắc Kinh và New Delhi phải có dũng cảm chính trị, đặc biệt là phía Ấn Độ, chuyên gia nói.

"Nếu chính phủ Ấn Độ đạt được thỏa hiệp ở Ladakh thì rất có thể họ sẽ phải từ chức. Mặc dù Ấn Độ đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực này. Vào những năm 2000, Thủ tướng Vajpayee đã tiến gần đến việc giải quyết vấn đề, nhưng, ông đã bị thua trong cuộc bầu cử, và vụ việc bị chậm lại. Để đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, phải đảm bảo tình hình nội bộ ổn định", - ông Kupriyanov lưu ý.

Bất chấp những khó khăn, cả hai nước đều có lý do để chấm dứt tranh chấp lãnh thổ, - chuyên gia kết luận. Rốt cuộc, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không muốn để xung đột này dẫn đến chiến tranh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.