Quản lý

Có nên giữ nguyên hiện trường khi xảy ra tai nạn?

02/02/2018, 19:30

Đối với những tai nạn nhẹ, việc giữ hiện trường tai nạn quá lâu sẽ xảy ra ùn tắc...

ketxe1_onwp
Chỉ một vụ tai nạn nhỏ có thể gây kẹt xe kéo dài. Ảnh minh họa

Đây là câu hỏi được nêu ra của ông Trịnh Văn Lo, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Tây Ninh tại cuộc họp ngày 2/2 bàn về kế hoạch cao điểm đảm bảo ATGT dịp Tết Mậu Tuất do Sở GTVT TP.HCM.

Ông Lo cho biết, tỉnh Tây Ninh trong năm qua không xảy ra ùn tắc, chỉ xảy ra tại QL.22 có hai khu công nghiệp nhưng chỉ xảy ra trong 10-15 phút và tỉnh đã có phương án xử lý tuyệt đối. Đặc thù tỉnh Tây Ninh, ở điểm cuối không có ùn tắc như Tiền Giang. Mọi phương án về xe cộ, an toàn đều được tỉnh chú trọng đảm bảo an toàn.

Tỉnh Tây Ninh kiến nghị bến xe An Sương tăng cường nghiệp vụ để giải quyết xe ra vào nhanh trong lúc tần suất tăng lên đột ngột không gây ùn tắc. Lực lượng tuần tra của TP cần phối với Tây Ninh để thường xuyên nhắc nhở cảnh báo lái xe chấp hành quy định giao thông. Bởi hiện nay nhiều nhà xe không chấp hành quy định an toàn, gây tai nạn rồi xảy ra ùn tắc.

Sau khi Sở GTVT Tây Ninh trình bày, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ hỏi thêm, khi xảy ra tai nạn có nên giữ nguyên hiện trường không? Bởi có những tai nạn như chỉ cần hai xe máy va chạm nhẹ cũng có thể xảy ra ùn tắc kéo dài. Đối với những vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cần xem xét thời gian giữ nguyên hiện trường, có phương án phân luồng đảm bảo tránh ùn tắc kéo dài.

DSC_4876
Ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT chủ trì cuộc họp với Sở GTVT TP.HCM và các tỉnh lân cận về kế hoạch đảm bảm an toàn dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất.

Tiếp lời Thứ trưởng, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia đặt câu hỏi, hiện nay công tác chỉ đạo xử lý tai nạn trong phương án đảm bảo hiện trường của công an TP sẽ xử lý thế nào để điều tiết giao thông khi xảy ra va chạm? Mỗi một vụ tai nạn để giữ hiện trường mất thời gian bao lâu?.

Trả lời vấn đề trên, thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, Phó trưởng phòng CSGT Đường bộ -  đường sắt Công an TP.HCM cho biết: “Đối với tai nạn nghiêm trọng, CSGT sẽ lập hồ sơ ban đầu rồi giao cho cơ quan điều tra thụ lý. Đối với những tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, trước mắt công an phường phải ra giữ hiện trường, vẽ vạch sơn, sau đó sẽ có lực lượng của công an quận, huyện ra làm hiện trường và có lực lượng công an của Phòng xuống tiếp nhận. Sau đó, phương tiện tai nạn sẽ được dịch chuyển ra chỗ khác để tránh gây ùn tắc khu vực. Qua thực tế, một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra, việc bảo vệ hiện trường để làm hồ sơ mất khoảng 1 tiếng”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.