Xã hội

Covid-19 ngày 19/8: Bình Dương có 4.223 ca mắc mới

20/08/2021, 18:30

Tin tức dịch Covid-19 tại Việt Nam: Tính đến tối 20/8, Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, 132.815 ca khỏi bệnh xuất viện và 7.540 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay:

Bản tin dịch COVID-19 tối 20/8 của Bộ Y tế cho biết có thêm 10.657 ca mắc COVID-19, Bình Dương vượt TP.HCM về số ca mắc với 4.223 ca. Trong ngày có 12.756 bệnh nhân khỏi bệnh.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến tình hình Covid-19 trong ngày.

Ngày 20/8 ghi nhận 10.657 ca mắc mới

Tính từ 18h ngày 19/8 đến 18h30 ngày 20/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.657 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 10.650 ca trong nước.

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 11 ca. Tại Bình Dương tăng 968 ca, TP. Hồ Chí Minh giảm 1.050 ca, Đồng Nai tăng 29 ca, Long An giảm 50 ca, Tiền Giang giảm 111 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.288 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) ghi nhận số ca nhiễm mới trong nước là 319.209 ca, trong đó có 130.041 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (164.524), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Tiền Giang (5.619), Đồng Tháp (5.554).

Trong ngày 20/8 có 12.756 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 132.815 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 666 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.

Thông báo thêm 390 ca tử vong

Trong ngày 20/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 390 ca tử vong:

Trong đó tại TP. Hồ Chí Minh cao nhất với 312 ca, Bình Dương (41), Long An (8 ), Đồng Nai (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (3), Sóc Trăng (3), Cần Thơ (2), Hà Nội (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Trà Vinh (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Số ca mắc trên thế giới đến chiều 20/8

Cả thế giới có 211.006.585 ca nhiễm, trong đó 188.912.075 khỏi bệnh; 4.419.878 tử vong và 17.674.632 đang điều trị (108.864 ca diễn biến nặng).

Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 202.152 ca, tử vong tăng 3.460 ca.

Châu Âu tăng 31.420 ca; Bắc Mỹ tăng 24.626 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 142.346 ca; châu Phi tăng 2.553 ca; châu Đại Dương tăng 1.207 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 61.472 ca, trong đó: Malaysia tăng 23.564 ca, Thái Lan tăng 19.851 ca, Philippines tăng 17.231 ca, Campuchia tăng 519 ca, Đông Timor tăng 267

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng vaccine COVID-19

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 178.038 xét nghiệm cho 376.152 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.056.328 mẫu cho 26.138.265 lượt người.

Trong ngày 19/8 có 1.504.293 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 16.306.199 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.669.827 liều, tiêm mũi 2 là 1.636.372 liều.

img

Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h ngày 6/9

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Hà Nội bắt đầu thực hiện Chỉ thị 17 của UBND thành phố (trên nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng) từ 6h ngày 24/7. Sau đó, Hà Nội gia hạn biện pháp giãn cách thêm 15 ngày, đến 6h ngày 23/8.

Sau gần 4 tuần, diễn biến dịch tại thủ đô có chuyển biến tích cực, song số ca mắc được phát hiện hàng ngày vẫn ở mức cao, 50-60 ca/ngày.

Theo số liệu từ CDC Hà Nội, từ đầu tháng 8, các ổ dịch lớn với nhiều ca nhiễm mới tập trung tại Đông Anh, Thanh Trì, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai. Đáng chú ý, Thanh Trì và Đông Anh đang dẫn đầu về số ca dương tính phát hiện qua sàng lọc ho, sốt thứ phát với lần lượt 178 và 173 trường hợp (tính từ 1/8).

Dịch bệnh có xu hướng lan rộng với chu kỳ lây ngắn hơn, bằng chứng là 30/30 quận, huyện, thị xã đều đã phát hiện trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 ở đợt dịch thứ 4.

Trước đó, sáng nay, trao đổi với báo chí, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đánh giá, số lượng ca nhiễm tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", giảm không bền vững.

"Ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội chưa giảm nhiệt, ca bệnh giảm chỗ này nhưng lại lộ ở nơi khác, giảm không bền vững. Theo tôi đánh giá, Hà Nội có thể phải giãn cách thêm ít nhất 1 tuần", ông Tuấn nhìn nhận.

Theo vị chuyên gia này, việc xem xét nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch ở Hà Nội phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có xét nghiệm diện rộng. CDC Hà Nội đang tổ chức đợt 2 lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR 13 nhóm đối tượng nguy cơ cao với số lượng 1 triệu mẫu trong vòng 3 ngày từ 18/8.

Ông Tuấn cũng lưu ý, thành phố đã thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, đặc biệt là 1 tháng giãn cách như "lò xo nén", nếu mở ngay lập tức sẽ bung ra khối lượng đi lại rất lớn. Do đó, cá nhân ông Tuấn nhìn nhận, không thể dừng giãn cách xã hội trước ngày 2/9 được bởi vẫn còn ca nhiễm lẩn khuất trong cộng đồng.

img

Nhân viên y tế lấy mẫu sàng lọc cộng đồng cho người dân ở khu vực nguy cơ cao - Ảnh Ngô Nhung.

Hà Nội ghi nhận 1.267 ca mắc trong cộng đồng

Trưa nay, Hà Nội ghi nhận 51 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó 23 ca cộng đồng.

51 ca mắc mới được ghi nhận vào trưa nay có 23 ca tại cộng đồng và 28 ca trong khu cách ly. Phân bố bệnh nhân theo quận, huyện: Hoàng Mai (13), Hoàn Kiếm (06), Thanh Trì (05), Hà Đông (05), Thường Tín (04), Ba Đình (04), Thanh Xuân (03), Long Biên (02), Đông Anh (02), Hai Bà Trưng (02), Gia Lâm (01).

Phân bố theo chùm ca bệnh: sàng lọc khu vực nguy cơ cao (18), ho sốt thứ phát (33).

23 ca ghi nhận tại cộng đồng, gồm:

13 ca bệnh tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai sống tại khu vực nguy cơ cao, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện khu vực nguy cơ (lấy mẫu gộp) nghi ngờ dương tính, ngày 19/8 được lấy lại mẫu đơn, kết quả xét nghiệm dương tính

5 ca bệnh đều ở tổ 2, Quang Trung, Hà Đông. Ngày 19/8, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc theo diện khu vực nguy cơ, kết quả dương tính.

3 ca tại Khương Mai, Thanh Xuân đều có cùng địa chỉ tại P1216 chung cư Ateremis, số 3 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, là F1của N.T.L.Đ. Ngày 19/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

1 ca tại quận Long Biên là L.M.H, nam, sinh năm 1984, Thạch Bàn, Long Biên, là F1 của P.Đ.L, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

1 ca tại huyện Gia Lâm là N.T.T, nữ, sinh năm 2020, Kim Sơn, Gia Lâm, là F1 của N.Đ.H, ngày 19/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

28 ca tại khu cách ly, phong tỏa.

Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 2.474 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số ca mắc ghi nhận tại cộng đồng là 1.267 và số ca mắc là đối tượng đã được cách ly là 1.207.

img

Lấy mẫu xét nghiệm người dân nhằm sàng lọc triệt để F0 trong cộng đồng.

Vượt 17.000 ca mắc, Long An xét nghiệm toàn bộ người dân

UBND tỉnh Long An vừa có quyết định tổ chức sàng lọc, nhằm kịp thời phát hiện người dương tính với SARS-CoV-2, ngăn chặn và cách ly triệt để, tránh lây nhiễm mới trong cộng đồng.

Theo đó, trong tháng 8/2021, các địa phương thuộc “Vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng” sẽ thực hiện test nhanh kháng nguyên, sau đó xét nghiệm PCR đơn cho những mẫu dương tính với SARS-CoV-2 (kịp thời tách riêng những ca dương tính qua test nhanh kháng nguyên trong khi chờ kết quả xét nghiệm PCR mẫu đơn); sau đó xét nghiệm PCR gộp 10 cho những ca test nhanh âm tính.

Đối với các địa phương thuộc “vùng xanh” sẽ thực hiện xét nghiệm PCR gộp 10, giải gộp các mẫu dương tính ngay khi có kết quả xét nghiệm.

Sau khi có kết quả RT-PCR dương tính sẽ tiến hành truy vết. Các trường hợp test nhanh dương tính sẽ được tách riêng theo dõi, chờ kết qua xét nghiệm PCR mẫu đơn; nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính thì giải phóng, dương tính thì truy vết, cách ly, điều trị theo quy định.

UBND tỉnh Long An cũng dự kiến việc sàng lọc người nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành trong tháng 8/2021. Mỗi huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh sẽ thực hiện 2 đợt, mỗi đợt cách nhau từ 5 đến 7 ngày.

Tính từ đầu mùa dịch đến 18h ngày 19/8, Long An ghi nhận 17.080 ca mắc COVID-19. Riêng trong ngày 19/8 ghi nhận 497 ca mắc. Đã có 6.450 ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi và xuất viện. Đang điều trị 6.080 ca, đã có 207 người tử vong.

img

Chính phủ đã ban hành quyết định xuất cấp hơn 130.000 tấn gạo hỗ trợ người dân 24 tỉnh gặp khó khăn do dịch COVID-19

TP.HCM được cấp 71 nghìn tấn gạo

Sáng nay (20/8), Bộ LĐ-TB&XH cho hay, Chính phủ đã ban hành quyết định xuất cấp hơn 130.000 tấn gạo hỗ trợ người dân 24 tỉnh gặp khó khăn do dịch COVID-19 từ nguồn dự trữ quốc gia.

Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền hơn 130 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 24 tỉnh thành, để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 năm 2021.

Trong đó, TP.HCM được hỗ trợ nhiều nhất, với hơn 71.104 tấn gạo. Trước đó ít ngày, địa phương này đã kiến nghị trung ương hỗ trợ hơn 140 nghìn tấn gạo, cùng gần 28.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Một số tỉnh thành còn lại cũng nhận hỗ trợ gạo số lượng lớn như: Bình Dương được 11.325 tấn; Đồng Tháp: 5.883 tấn; TP.Cần Thơ: 5.015 tấn; Bình Thuận 4.018 tấn gạo; An Giang: 3.362 tấn; Đồng Nai: 3.128 tấn...

Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính được Chính phủ giao xử lý cụ thể theo quy định, chịu trách nhiệm về thông tin số liệu báo cáo. UBND các tỉnh thành thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định, phù hợp với công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Trường hợp địa phương sau khi thực hiện nếu vẫn còn khó khăn, UBND các tỉnh thành phố báo cáo về Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng xem xét tiếp tục hỗ trợ.

Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính), năm 2021, Thủ tướng giao kế hoạch mua nhập kho dự trữ quốc gia 190.000 tấn gạo (Quyết định 07/QĐ-TTg ngày 19/1/2021). Tới đầu tháng 6 vừa qua, toàn bộ số gạo này đã được mua và nhập kho.

Trước đó, ngày 16/8, Chính phủ cũng quyết định xuất cấp không thu tiền hơn 4.117 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng, để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

TP.HCM nâng cao các biện pháp chống dịch từ 23/8

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đưa ra 5 giải pháp tăng cường, nâng cao các biện pháp phòng chống dịch từ 0h ngày 23/8.

Tham dự buổi họp có ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM.

img

Tính đến hôm nay, TP.HCM đã trải qua 43 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong đó TP có 26 ngày áp dụng thêm các biện pháp tăng cường.

Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, đã thông tin về năm giải pháp nâng cao phòng chống dịch.

Theo ông Hải, thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 86 của Chính phủ, Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Thành ủy và kế hoạch 2715 của UBND TP.HCM, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp với phương châm mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch với năm giải pháp. Cụ thể:

- Người dân TP đảm bảo thực hiện quy định giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp...

- Tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tử vong.

- Tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ở những người dân ở khu vực “vùng đỏ trên bản đồ COVID-19 TPHCM”.

- Tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân

- TP.HCM đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời cho người dân khó khăn, yếu thế tại địa bàn dân cư.

- Đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện 5K + vaccine + thuốc, không tập trung mua hàng, TP đã có phương án đưa hàng hóa cho người dân.

Tính đến hôm nay, TP.HCM đã trải qua 43 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong đó TP có 26 ngày áp dụng thêm các biện pháp tăng cường.

Theo đó, TP.HCM bắt đầu quyết định giãn cách xã hội toàn địa bàn theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 9/7, khi đó cả hệ thống chính trị và nhân dân TP đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp nhưng dịch vẫn phức tạp.

Đến ngày 22/7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã ký Chỉ thị khẩn số 12 về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.

Tiếp đó ngày 23/7, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã ký Công văn số 2468 về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị 16. Trong đó, yêu cầu các khu phong tỏa, thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.

Đến ngày 26/7, UBND TP tiếp tục có văn bản khẩn yêu cầu mọi người dân trên địa bàn TP hạn chế tối đa ra đường, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 6 giờ (hàng ngày).

Từ 0 giờ ngày 2/8, TP.HCM tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội toàn TP theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày. TP yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân TP an tâm “ai ở đâu ở đấy”.

Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi TP cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TP phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.

Cả nước có 120.059 ca khỏi bệnh, 660 ca rất nặng

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 312.611 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.180 ca nhiễm).

Có 6 tỉnh, thành phố đã 14 ngày không có ca mắc mới. Tại TP Hồ Chí Minh có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19.

img

Liên tục cập nhật tin tức Covid-19 mới nhất trong ngày

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 308.559 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước là Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Phòng.

Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc COVID-19 cao là TP Hồ Chí Minh (164.542), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Bắc Giang (5.802).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19: 5.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 19/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 120.059 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 660 ca.

Tình hình xét nghiệm: Trong 24 giờ qua đã thực hiện 201.443 xét nghiệm cho 643.418 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 8.878.290 mẫu cho 25.762.113 lượt người.

Trong ngày 18/8 có 398.031 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 15.922.537 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.359.868 liều, tiêm mũi 2 là 1.562.669 liều

Tính đến nay, thế giới đã ghi nhận khoảng 210,4 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có hơn 4,4 triệu người tử vong.

Đến thời điểm hiện tại, hơn 188,4 triệu người đã bình phục, hơn 17,5 triệu người vẫn đang được điều trị, trong đó gần 109 nghìn ca bệnh nặng.

Châu Á đã vượt xa các khu vực khác về số ca nhiễm, hiện gần 67 triệu ca. Châu Âu đứng thứ hai đang có hơn 53,7 triệu ca.

Con số này của Bắc Mỹ là 45,5 triệu và Nam Mỹ là 36,4 triệu ca. Số ca tử vong của châu Á cũng đã vượt Bắc Mỹ, hiện lên tới hơn 982.000 ca trong khi Bắc Mỹ là hơn 966.000 ca.

Tuy nhiên, châu Âu và Nam Mỹ đứng đầu thế giới về số ca tử vong, lần lượt là 1,15 triệu ca và 1,11 triệu ca.

img

Nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho cư dân tại tổ hợp chung cư HH Linh Đàm.

Sáng 20/8 Hà Nội thêm 14 ca dương tính nCoV, có 5 ca cộng đồng

Trong 14 ca dương tính SARS-CoV-2 công bố sáng nay có 5 ca cộng đồng và 9 trường hợp được phát hiện tại khu cách ly, phân bố ở Đông Anh (9), Gia Lâm (4), Đống Đa (1), thuộc chùm sàng lọc ho sốt (2), chùm ho sốt thứ phát (12).

5 ca ghi nhận tại cộng đồng gồm các bệnh nhân:

1. N.Đ.H, nam, SN 2004 ở thôn Giao Tất A, Kim Sơn, Gia Lâm. Bệnh nhân là nhân viên bán thời gian tại công ty chuyển phát nhanh. Ngày 19/8, bệnh nhân có kết quả dương tính.

2. N.Đ.B, nam, SN 1980

3. N.T.K.D, nữ, SN 1981

4. N.T.T.T, nữ, SN 2011

Các bệnh nhân đều ở thôn Giao Tất A, Kim Sơn, Gia Lâm, là F1 (bố, mẹ, em) của N.Đ.H. Ngày 19/8, khi bệnh nhân N.Đ.H có kết quả xét nghiệm nghi ngờ dương tính, các bệnh nhân được lấy mẫu test nhanh và lấy mẫu xét nghiệm khẳng định, kết quả đều dương tính. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân N.Đ.B và N.T.K.D bình thường, riêng N.T.T.T bị ho, sốt, người mệt mỏi.

5. T.V.H, nam, SN 1982 ở ngõ 126 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, là trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng ngày 18/8, kết quả dương tính ngày 19/8.

Từ 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.423 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, số ca ngoài cộng đồng 1.244 ca, đối tượng đã được cách ly 1.179 ca.

Về công tác lấy mẫu xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao, người sinh sống trong khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ, tính đến ngày 19/8, Hà Nội đã lấy được 421.108 mẫu.

Trong đó, 107.259 mẫu đã có kết quả âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm. Cụ thể, khu vực phong tỏa lấy 21.776 mẫu, đã có 8.469 mẫu âm tính; khu vực nguy cơ cao lấy 184.412 mẫu, đã có 54.761 mẫu âm tính. Đối tượng nguy cơ cao ở Hà Nội lấy 214.920 mẫu, đã có 44.029 mẫu âm tính.

img

Đến nay, đối tượng nguy cơ cao ở Hà Nội lấy 214.920 mẫu, đã có 44.029 mẫu âm tính.

Công bố 98 cơ sở y tế trực cấp cứu 24/7 trong tuần tại Bình Dương

Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 1899/SYT-NVY yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh phải mở cửa cấp cứu 24 giờ/7 ngày trong tuần.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện phải luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu, điều trị cho dù là người mắc COVID-19 hoặc không mắc. Qua đó, bảo đảm trực cấp cứu theo đúng quy định, trong đó nhân viên trực cấp cứu mang đầy đủ các phương tiện phòng hộ trong suốt ca trực.

Đặc biệt, Sở Y tế Bình Dương đề nghị các đơn vị không được yêu cầu người bệnh phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính hay dương tính mới tiếp nhận bệnh nhân. Tất cả các bệnh viện dành ít nhất 40% giường bệnh để thu dung, quản lý điều trị COVID-19 khi dịch lan rộng.

Các bệnh viện chuyển đổi công năng một phần theo mô hình bệnh viện tách đôi phải có buồng cấp cứu sàng lọc COVID-19. Về quy trình sau tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân, nếu kiểm tra xác định ca bệnh mắc COVID-19 sẽ chuyển sang khu cách ly, điều trị COVID-19. Trường hợp người bệnh thông thường cần chuyển sang khu điều trị dành cho bệnh thông thường.

Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị làm Trưởng đoàn phối hợp với Thanh tra và Quản lý Hành nghề Y của Sở Y tế TP.HCM kiểm tra đột xuất 2 phòng khám tư nhân về công tác khám, chữa bệnh và việc thu phí dịch vụ chăm sóc F0 tại nhà.

img

Bệnh nhân H. được xuất viện sau gần 1 tháng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC.

Thai phụ khỏi COVID-19 sau gần một tháng nguy kịch

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân L.T.H., 23 tuổi, trú tại Diễn Châu, Nghệ An là nhân viên y tế làm việc tại TP Hồ Chí Minh, trở về quê tại Nghệ An và được cách ly ở trạm y tế địa phương.

Ngày 19/7, H. xuất hiện triệu chứng sốt 38,5 độ C, khó thở, ho tăng dần và đau mỏi người. Kết quả xét nghiệm của chị dương tính với SARS-CoV-2. Khi đó, chi H. đang mang thai 36 tuần và phải điều trị đái tháo đường thai kỳ.

Sau khi được chuyển tới bệnh viện tuyến cơ sở điều trị, bệnh nhân tiếp tục khó thở, được mổ lấy thai và cho thở oxy kính, kháng sinh, chống viêm, chống đông máu.

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của chị vẫn diễn biến nặng dần, phải thở oxy dòng cao (HFNC) và chuyển tới khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội).

Một ngày sau, bệnh nhân bị tụt huyết áp, suy tuần hoàn. Chị được đặt catheter động mạch và theo dõi sát sao.

Tới ngày 29/7, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển rõ rệt, chỉ số chức năng phổi tăng, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Các bác sĩ quyết định rút ống nội khí quản, bỏ máy thở và cho bệnh nhân thở oxy kính.

Tuy nhiên, ngày 30/7, H. lại đột ngột có biểu hiện suy hô hấp, đau tức ngực và may mắn được cấp cứu kịp thời. Ngay sau đó, các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính ngực để tìm nguyên nhân. Sau khi thăm khám, H. được chỉ định điều trị theo hướng tắc mạch phổi.

Ngày 8/8, bệnh nhân tự thở tốt, cơ lực khá, toàn trạng ổn định. H. cũng được ngừng thở oxy kính và tích cực vận động, phục hồi chức năng, nuôi dưỡng, nâng cao thể trạng.

Đến ngày 19/8, sau 26 ngày chăm sóc tích cực, sức khỏe bệnh nhân hoàn toàn ổn định và được xuất viện.

img

TP.HCM có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19

Tính đến 19/8, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 33.202 người, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi (5,8%), 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy (6,9%) và có 16 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.

Trước đó, ngày 17/8, Sở Y tế TP.HCM đã ra công văn khẩn số 5722 về việc tiếp nhận, chăm sóc, đảm bảo an toàn trong điều trị đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được hướng dẫn cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện theo quy định.

Nếu người bệnh không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì sẽ liên hệ chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 4 (do Bệnh viện Nhi đồng thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) hoặc Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách)

Đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố hoặc Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

img

TP.HCM hiện có 18.943 F0 đang được cách ly, chăm sóc tại nhà.

Bộ Y tế kiểm tra đột xuất việc thu phí chăm sóc F0 tại nhà của hai phòng khám

Đoàn công tác của Bộ Y tế phối hợp với Thanh tra và Quản lý Hành nghề Y của Sở Y tế TP.HCM kiểm tra đột xuất 2 phòng khám tư nhân về công tác khám, chữa bệnh và việc thu phí dịch vụ chăm sóc F0 tại nhà.

Tại phòng khám Family Medical Practice (địa chỉ Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1), Đoàn ghi nhận Phòng khám này có cung cấp gói dịch vụ tư vấn hỗ trợ điều trị F0 tại nhà Home Care trong 10 ngày là 12.098.000 đồng/người, vụ bao gồm: Tư vấn từ xa với bác sĩ qua điện thoại hoặc zoom 1-2 lần/ngày, cho mượn các dụng cụ máy đo oxy, máy đo nhiệt độ, xét nghiệm PCR 2 lần vào ngày thứ 9 và thứ 10 và một số thuốc điều trị hỗ trợ.

Khi Đoàn yêu cầu phòng khám cung cấp thông tin bảng giá, cơ cấu tính giá gói chăm sóc F0 cho cơ quan quản lý, phòng khám này chưa giải trình được.

Tương tự, Phòng khám Bernard (địa chỉ 201 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3) cung cấp hai gói tư vấn từ xa giá với gói Gold trị giá 26 triệu đồng và gói Titanium 36 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Đoàn ghi nhận các vi phạm hành chính khác như: Không bảo đảm các điều kiện về nhân lực trong quá trình hoạt động; Người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch;

Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Trước diễn biến dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM và nhiều địa phương trên cả nước, Bộ Y tế đã có văn bản thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc không thu phí với các dịch vụ trong hạng mục phòng chống dịch.

Về các vi phạm của hai phòng khám trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nêu rõ: “Bộ Y tế hoan nghênh mạng lưới y tế y tế tư nhân tham gia các hoạt động phòng chống dịch, tuy nhiên phải tuân thủ quy định của ngành Y tế và pháp luật. Thông tin và giá dịch vụ phải được cung cấp cho người dân công khai, minh bạch, rõ ràng”.

Trước đó, ngày 17/8/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với Thành ủy TP.HCM về nội dung cung cấp miễn phí gói dịch vụ điều trị F0 tại nhà (Home Care - Base).

Trong đó, Bộ Y tế và UBND Thành phố sẽ cung cấp túi thuốc an sinh gồm các loại thuốc điều trị bổ trợ và giao cho y tế cơ sở tại quận, huyện, xã phường chuyển tới tận tay người dân F0 và thường trực tư vấn, hỗ trợ, phân loại nguy cơ và sẵn sàng vận chuyển người bệnh có dấu hiệu trở nặng đến cơ sở y tế.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long quán triệt: "Nếu bệnh viện công nào từ chối bệnh nhân đề nghị Thành phố kỷ luật, nếu cơ sở y tế trực thuộc Bộ, Cục Quản lý Khám chữa bệnh kỷ luật. Nếu là cơ sở y tế tư nhân sẽ rút giấy phép ngay. Chúng ta phải đặt tính mạng, sức khỏe của người bệnh lên trên, lên trước hết".

img

Cả nước thêm 10.654 ca mắc mới, 5.000 ca khỏi bệnh

Bộ Y tế thông tin, tính từ 18h30 ngày 18/8 đến 19h ngày 19/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.654 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.639 ca ghi nhận trong nước.

Tại TP. Hồ Chí Minh (4.425), Bình Dương (3.255), Đồng Nai (657), Long An (545), Tiền Giang (478), Đồng Tháp (185), Đà Nẵng (164), Khánh Hòa (151), Cần Thơ (134), Tây Ninh (102), An Giang (70), Vĩnh Long (60), Hà Nội (53), Trà Vinh (51), Nghệ An (45), Phú Yên (44), Bình Thuận (43), Sơn La (26), Quảng Nam (24), Bình Định (24), Kiên Giang (17), Quảng Ngãi (16), Quảng Trị (9), Bình Phước (8), Bắc Giang (7), Ninh Thuận (7), Hà Tĩnh (7), Hậu Giang (6), Thanh Hóa (6), Bắc Ninh (4), Nam Định (4), Quảng Bình (4), Hải Dương (2), Ninh Bình (2), Bạc Liêu (2), Thái Bình (1), Lạng Sơn (1) trong đó có 6.407 ca trong cộng đồng.

img

Tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.180 ca nhiễm).

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.995 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 694 ca, Bình Dương tăng 742 ca, Đồng Nai tăng 214 ca, Long An tăng 117 ca, Tiền Giang tăng 196 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 312.611 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.180 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 308.559 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (164.542), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Bắc Giang (5.802).

Ngày 19/8, 5.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 120.059 ca. 660 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 27 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

Ngày 19/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 380 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (307), Bình Dương (45), Long An (17), Cần Thơ (3), Bến Tre (2), Bình Thuận (2), Tiền Giang (2), Vĩnh Long (2).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 19/8 là 7.150 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 201.443 xét nghiệm cho 643.418 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 8.878.290 mẫu cho 25.762.113 lượt người.

img

Hà Nội tiếp tục siết chặt việc kiểm tra và xử phạt nghiêm những người ra đường không có lý do chính đáng

Hà Nội còn nhiều F0 ngoài cộng đồng, dịch khó lường

25 ca mắc mới được ghi nhận tại Hà Nội vào trưa nay 19/8, bao gồm 4 ca tại cộng đồng và 21 ca tại khu cách ly.

Trước đó sáng 19/8, Hà Nội công bố 5 người nhiễm SARS-CoV-2, 4 người ở quận Đống Đa.

Như vậy, từ sáng đến trưa Hà Nội đã có thêm 30 ca mắc mới Covid-19 tại 10 quận huyện.

Văn phòng Thành ủy Hà Nội cũng vừa có thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch COVID-19 do Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì ngày 18/8. Thường trực Thành ủy Hà Nội nhận định nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn ở mức cao và khó lường.

Việc xét nghiệm diện rộng và xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới và nhận định có thể còn có các trường hợp F0 khác trong cộng đồng chưa được bóc tách hết.

Trong các khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều F0 do truy vết không kịp hoặc thực hiện “chặt ngoài, lỏng trong”.

Vì vậy, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy ý chí quyết tâm, sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị và các lực lượng, các tầng lớp nhân dân, quyết liệt, chung sức đồng lòng thực hiện công tác phòng, chống dịch một cách thực chất, hiệu quả, sớm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh.

Các lực lượng chức năng tiếp tục siết chặt việc người dân ra đường không có lý do chính đáng, hợp lý như đã nêu trong Chỉ thị số 17/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố.

Các quận, huyện, thị ủy chỉ đạo tiếp tục bố trí, nâng cao hiệu quả thực chất của các chốt kiểm soát phòng, chống dịch ngay tại các ngõ, phố, thôn, xóm; phát huy tốt vai trò các tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ phản ứng nhanh từ quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, kiểm soát chặt cả bên ngoài và bên trong, nhất là các khu vực có F0 đã phong tỏa, tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”.

Các nơi phong tỏa phải kiểm soát nghiêm, chặt hơn, bố trí lực lượng, phương tiện cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa cho từng gia đình, từng người dân để nhân dân yên tâm ở tại chỗ, không ra ngoài, phòng ngừa lây lan dịch trong khu phong tỏa.

Bạc Liêu: 2 tài xế “luồng xanh” và 2 cha con dương tính với Covid-19

Chiều tối 19/8, theo cổng thông tin Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bạc Liêu, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 4 trường hợp có kết quả RT-PCR dương tính với virus SARS-CoV-2.

Trong đó, có 2 tài xế là L.S.P. (SN 1972) và D.C.D. (SN 1990) - cùng ngụ thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu và đều là tài xế xe “luồng xanh” đi từ Cà Mau đến Long An chở hàng.

Tối ngày 18/8, họ từ Long An về đến chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được yêu cầu test nhanh, kết quả dương tính.

Ngay sau đó, 2 tài xế này được lực lượng chức năng hộ tống về chốt kiểm dịch tỉnh Bạc Liêu và đưa đi cách ly tập trung tại thị xã Giá Rai.

Đến chiều 19/8, cả 2 có kết quả RT-PCR dương tính. Hiện tại ghi nhận 6 trường hợp F1 trong tỉnh có liên quan.

2 trường hợp còn lại ở huyện Vĩnh Lợi là 2 cha con (T.D.H. và T.T.H.) về từ Bệnh viện Ung Bướu (TP HCM).

Tối 17/8, cha con ông H. về đến chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh được Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi đưa đi cách ly tập trung theo quy định.

Kết quả xét nghiệm mẫu gộp (lấy ngày 18/8) và mẫu đơn (lấy ngày 19/8) đều dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại, ghi nhận 2 trường hợp F1, trong đó không có F1 trong tỉnh.

Lũy kế đến 18h ngày 19/8, toàn tỉnh Bạc Liêu ghi nhận 144 ca dương tính với Covid-19 (52 ca nhập cảnh), số ca đang cách ly điều trị là 66 ca, lũy kế có 78 ca bình phục và đã xuất viện.

Hiện, còn đang cách ly tập trung 775 trường hợp, đang cách ly tại nhà 1.720 trường hợp. Lúy kế đến nay đã tiêm được 108.319 liều vaccine ngừa Covid-19.

Trưa 19/8, Hà Nội ghi nhận 25 ca mắc Covid-19, có 4 ca tại cộng đồng

Trưa 19/8, thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 6h đến 12h ngày 19/8, Hà Nội ghi nhận 25 ca mắc mới, gồm 4 ca tại cộng đồng và 21 ca tại khu cách ly.

Các quận, huyện ghi nhân số ca mắc mới là Hai Bà Trưng (10), Hoàng Mai (04), Đông Anh (02), Hà Đông (02), Thanh Trì (02), Ba Đình (01), Đống Đa (01), Hoàn Kiếm (01), Thanh Xuân (01), Thường Tín (01).

Theo đó, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.389 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1238 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1151 ca.

Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao, người sinh sống trong khu vực nguy cơ, khu vực phong tỏa, tính đến 12h00 trưa nay, toàn thành phố đã lấy được 276.888 mẫu, trong đó có 53.734 mẫu âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả.

Cụ thể, toàn thành phố đã lấy 17.778 mẫu ở khu vực phong tỏa, 350 mẫu có kết quả âm tính; 119.912 mẫu ở khu vực nguy cơ, 29.974 mẫu âm tính; 139.198 mẫu là đối tượng nguy cơ, 23.410 mẫu âm tính.

img

Đến nay, TP.HCM đã có hơn 80.000 bệnh nhân COVID-19 được xuất viện.

TP.HCM đã cho hơn 80.000 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 1/1 đến nay, thành phố đã có hơn 80.000 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi và xuất viện.

Theo HCDC, tính đến sáng 18/8, TP.HCM có 162.372 ca mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó 161.967 ca nhiễm trong cộng đồng, 405 người nhập cảnh.

Trong ngày 18/8 có 2.291 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ 1/1 đến nay là 80.441 bệnh nhân. Có 255 trường hợp tử vong trong ngày 18/8.

Cũng theo HCDC, đã 5 ngày thành phố không phát sinh ổ dịch mới cần theo dõi. Hiện còn 17 ổ dịch đang diễn tiến được khoanh vùng, giám sát.

Hà Nội ghi nhận 2.364 ca nhiễm từ ngày 29/4

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội từ 18h ngày 18/8 đến 6h ngày 19/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 5 ca mắc mới thuộc chùm ho, sốt thứ phát, và đều đã được cách ly. Số ca mắc được ghi nhận tại quận Đống Đa (4), Hà Đông (01).

img

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho cư dân tại tổ hợp chung cư HH Linh Đàm.

Trong 5 ca mắc mới thuộc chùm ho, sốt thứ phát, có 3 người cùng nhà ở phường Văn Chương, quận Đống Đa.

Trường hợp thứ 1 là bé trai N.V.A.D, 10 tuổi, ở Kiến Hưng, Hà Đông, là F1 của T.Đ.Q (hàng xóm), đã được cách ly tập trung và xét nghiệm lần 1 âm tính. Ngày 18/8, bệnh nhân có biểu hiện sốt, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp thứ 2 là anh N.T.H, 42 tuổi, ở Văn Miếu, Đống Đa, là F1 của N.T.N, được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 18/8, bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp thứ 3 là anh T.A.T, 37 tuổi, ở Văn Chương, Đống Đa, là người sống trong khu vực phong tỏa, ngày 17/8 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp thứ 4 là anh L.A.Đ, 29 tuổi, ở Văn Chương, Đống Đa, là F1 (cùng nhà) của T.A.T, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp thứ 5 là anh L.A.Đ, 27 tuổi, Văn Chương, Đống Đa, là F1 của bệnh nhân T.A.T, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 2.364 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.234 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.130 ca.

Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 cho người ở khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ và đối tượng là người nguy cơ, tính đến 19h00 ngày 18/8, trên địa bàn thành phố đã lấy được 139.010 mẫu (6762 mẫu ở khu vực phong tỏa, 56.340 mẫu ở khu vực nguy cơ và 75.908 mẫu là người nguy cơ), hiện tại có 500 mẫu của đối tượng nguy cơ có kết quả âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

img

Bình Dương lên phương án chuẩn bị chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà.

Hà Nội yêu cầu siết chặt việc người dân ra đường không có lý do chính đáng

Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có Thông báo về “Kết luận của Thường trực Thành ủy về tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố”. Kết luận được đưa ra sau cuộc họp ngày 16/8 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng.

Theo kết luận, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn ở mức cao và khó lường, việc xét nghiệm diện rộng và xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới và nhận định có thể còn có các trường hợp F0 khác trong cộng đồng chưa được bóc tách hết; trong các khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều F0 do truy vết không kịp hoặc thực hiện “chặt ngoài, lỏng trong”.

Để giữ vững thành quả công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốt không để dịch lan rộng, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện nghiêm túc một số nhiệm vụ.

Cụ thể, Thường trực Thành ủy yêu cầu các lực lượng chức năng tiếp tục siết chặt việc người dân ra đường không có lý do chính đáng, hợp lý như đã nêu trong Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND thành phố.

Các quận, huyện, thị ủy chỉ đạo tiếp tục bố trí, nâng cao hiệu quả thực chất của các chốt kiểm soát phòng, chống dịch ngay tại các ngõ, phố, thôn, xóm; phát huy tốt vai trò các tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ phản ứng nhanh từ quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, kiểm soát chặt cả bên ngoài và bên trong, nhất là các khu vực có F0 đã phong tỏa, tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”.

Các nơi phong tỏa phải kiểm soát nghiêm, chặt hơn, bố trí lực lượng, phương tiện cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa cho từng gia đình, từng người dân để nhân dân yên tâm ở tại chỗ, không ra ngoài, phòng ngừa lây lan dịch trong khu phong tỏa.

Thường trực Thành ủy yêu cầu phải tiếp tục triển khai hiệu quả việc xét nghiệm diện rộng, trong đó lưu ý việc xác định các khu vực nguy cơ cao bảo đảm chính xác, ưu tiên xét nghiệm các “vùng đỏ”, các đối tượng nguy cơ cao như lực lượng tuyến đầu, người lao động tham gia các chuỗi cung ứng hàng hóa, vận tải, dịch vụ, công nhân lao động khu công nghiệp, chế xuất, giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện...

58,2% ca ở Bình Dương phát hiện qua sàng lọc cộng đồng

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương, cho biết trong ngày 18/8, tỉnh ghi nhận 2.513 ca mắc COVID-19 mới. Trong số ca mắc mới có đến 58,2% được phát hiện qua sàng lọc từ cộng đồng.

Trong đó, thị xã Bến Cát ghi nhận 998 trường hợp F0 trong cộng đồng và 101 ca trong khu phong tỏa. Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 52.346 ca mắc COVID-19.

Tỉnh đang phân ra các khu vực gồm: Khu vực có nguy cơ rất cao (ổ dịch trong vùng đỏ), khu vực có nguy cơ cao (vùng vàng), khu vực có nguy cơ thấp (vùng xanh) để đẩy mạnh lấy mẫu xét nghiệm.

Theo đó, tình huống qua sàng lọc phát hiện địa bàn còn nhiều F0; tỉnh chuẩn bị phương án cho các cấp, ngành trong tỉnh thành lập tổ phản ứng nhanh điều phối việc theo dõi điều trị F0 tại nhà, thực hiện chuyển viện khi có triệu chứng diễn biến vừa, nặng. Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng xe chuyển thương, bình oxy, cán bộ y tế cắm chốt theo từng phường, xã, khu vực.

Để đảm bảo cho F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà và báo cho cán bộ y tế hàng ngày, ngành phải có hướng dẫn F0 tự dùng một số thuốc thông thường để điều trị triệu chứng, điều trị ban đầu. Chuẩn bị sẵn túi an sinh (gồm thuốc Multivitamin, vitamin C, thuốc kháng đông, kháng viêm, kháng virus…) để cấp phát miễn phí cho người F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.

img

Ước tính kinh phí mua túi thuốc chăm sóc F0 tại TP.HCM là gần 54 tỉ đồng

TP HCM dự báo có 182.408 ca F0 cách ly tại nhà trong tháng tới, cần 182.408 túi thuốc

Sở Y tế TP HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP HCM về việc cung ứng thuốc cho người mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà theo quy định (F0 cách ly tại nhà).

Tờ trình của Sở Y tế cho rằng số ca F0 hiện tại và dự kiến trong một tháng tới là 182.408 ca, tương ứng cần 182.408 túi thuốc (mỗi túi gồm 4 thuốc với số lượng đủ dùng cho 7 ngày); ước tính kinh phí mua gần 54 tỉ đồng (295.246 đồng/túi thuốc).

Theo Sở Y tế TP HCM, do khả năng cung cấp của nhà phân phối không thể đáp ứng cùng một lúc với số lượng lớn, do đó dự kiến nhà phân phối sẽ cung cấp cơ số thuốc theo từng đợt.

Cụ thể đợt 1 giao ngay 30.000 túi thuốc; đợt 2 giao 50.000 túi thuốc và đợt 3 giao 50.000 túi thuốc cho đến khi đủ nhu cầu thực tế của các đơn vị để cung cấp cho F0 cách ly tại nhà.

img

Tiêm vaccine COVID-19 cho một cụ bà tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN.

COVID-19 tới 6h sáng 20/8: Ca mắc mới ở Mỹ cao nhất thế giới

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 688.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 210,7 triệu ca, trong đó trên 4,41 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 142.000 ca), Ấn Độ (37.304 ca) và Brazil (36.572 ca). Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Indonesia (1.492 ca), Brazil (938 ca) và Nga (791 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ hiện là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, chiếm 1/5 số ca nhiễm (trên 38 triệu ca) và 1/7 số ca tử vong (trên 642.000 ca). Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong, hiện đã trên 572.000 ca, trong khi Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm với trên 32,3 triệu ca.

Châu Á đã vượt xa các khu vực khác về số ca nhiễm với trên 67 triệu ca. Châu Âu đứng thứ hai đang có trên 53,8 triệu ca. Con số này của Bắc Mỹ là 45,7 triệu và Nam Mỹ là 36,4 triệu ca. Số ca tử vong của châu Á cũng đã vượt Bắc Mỹ, hiện lên tới trên 984.000 ca, trong khi Bắc Mỹ có trên 968.000 ca. Tuy nhiên, châu Âu và Nam Mỹ đứng đầu thế giới về số ca tử vong, lần lượt là 1,15 triệu ca và 1,11 triệu ca.

img

Cảnh sát kiểm tra người lưu thông nhằm đảm bảo người dân tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19 tại một chốt kiểm soát ở TP Quezon, Philippine. Ảnh: THX/TTXVN.

Mỹ cảnh báo tình hình nguy hiểm tại các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp

Theo CDC Mỹ, gần 93% dân số Mỹ sống tại khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao. CNN đã tiến hành phân tích dựa trên các dữ liệu liên bang, so sánh giữa các hai nhóm gồm 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất (chưa đến 41% cư dân được tiêm phòng đầy đủ) và 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất (hơn 58% cư dân đã hoàn thành các mũi tiêm cần thiết). Kết quả cho thấy nhóm đầu tiên có tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 cao gấp gần 4 lần và tỷ lệ tử vong cao gấp 5,5 lần so với nhóm còn lại.

Điều phối viên ứng phó đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zients cho biết số ca mắc mới tiếp tục tăng do sự xuất hiện của biến thể Delta, các ca nhiễm tập trung ở những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì thế, về cơ bản, Nhà Trắng nhìn nhận đại dịch hiện nay chủ yếu tác động tới những cộng đồng này.

Mỹ đang đương đầu với làn sóng dịch bệnh mới với số ca mắc và nhập viện tăng nhanh chóng. Theo Đại học Johns Hopkins, Mỹ ghi nhận trung bình hơn 137.500 ca mắc mới mỗi ngày trong tuần qua, cao gấp 11 lần so với 2 tháng trước khi mọi số liệu dịch bệnh đều giảm xuống mức thấp nhất trong năm. Ngày 17/8, có 88.300 bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ đang điều trị, cao gấp gần 5 lần so với 2 tháng trước. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 trung bình trong tuần qua là 734 ca/ngày, hơn gấp đôi mức ghi nhận 2 tháng trước đó.

img

Tiêm vaccine COVID-19 tại Seongnam, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Ấn Độ bổ sung giường bệnh nhi để ứng phó làn sóng lây nhiễm tiếp theo

Một số bang của Ấn Độ đang gấp rút bổ sung giường bệnh nhi và bình oxy y tế do lo ngại trẻ em trở lại trường học mà không được tiêm phòng COVID-19 sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đợt lây nhiễm thứ 3. Các cơ quan y tế Ấn Độ đang thận trọng trước thông tin số trẻ em nhập viện vì COVID-19 tại Mỹ tăng cao nhất từ trước đến nay trong bối cảnh biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng ở những người chưa tiêm chủng.

Trong làn sóng lây nhiễm thứ 2 ở Ấn Độ, cao điểm là tháng 4 và tháng 5 vừa qua, hàng trăm nghìn người đã tử vong do thiếu oxy y tế và giường bệnh. Lo ngại làn sóng thứ 3 bùng phát trong những tháng mùa Đông, chính quyền bang Maharashtra đã dự trữ thuốc cũng như bổ sung giường bệnh nhi và oxy y tế tại các trung tâm tiếp nhận điều trị mới ở thành phố Mumbai và Aurangabad.

Được xây dựng trên khu đất trống hoặc trong các sân vận động, các cơ sở điều trị ở Mumbai có tổng cộng 1.500 giường bệnh nhi, hầu hết được trang bị hệ thống oxy. Giới chức Mumbai cho biết chính quyền thành phố có thể tăng gấp đôi số giường bệnh nhi trong trường hợp cần thiết.

Tại bang láng giềng Gujarat, 15.000 giường bệnh nhi có oxy đã được chuẩn bị sẵn sàng cho đợt lây nhiễm tiếp theo.

Ấn Độ hiện mới chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những người trên 18 tuổi. Trong khi đó, các trường học ở ít nhất 11/28 bang của Ấn Độ đã mở cửa lại sau hơn một năm đóng cửa, làm dấy lên lo ngại bùng phát dịch bệnh trở lại.

Theo Bộ Y tế Ấn Độ, tính đến tháng 3 vừa qua, chưa đến 1% số ca tử vong vì COVID-19 ở nước này ở nhóm tuổi dưới 15 và cho đến nay hầu hết số ca nhiễm là trẻ em ít khi chuyển nặng. Trong khi đó, các chuyên gia dịch tễ học cho biết chưa có bằng chứng cho thấy biến thể Delta hoặc các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan ở trẻ em cao hơn các nhóm tuổi khác.

Hàn Quốc ghi nhận 1/10 số ca nhiễm mới là người nước ngoài

Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) cho biết hơn 1/10 số ca nhiễm mới COVID-19 trong 2 tuần qua là người nước ngoài sinh sống ở nước này.

Cụ thể, 959 ca là ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận và 420 ca ở các vùng khác của Hàn Quốc. Hầu hết trong độ tuổi 20 - 30 và đến từ các quốc gia châu Á.

Hiện nay người nước ngoài sinh sống ở Hàn Quốc chiếm tỷ lệ 3,8%. Tỷ lệ người nước ngoài mắc COVID-19 ở Hàn Quốc đã tăng từ mức 7,7% vào đầu tháng 5 và 8,8% vào đầu tháng 7. KDCA cho biết số ca lây nhiễm tập thể có liên quan đến người nước ngoài cũng tăng mạnh, từ 2 vụ hồi tháng 6 lên 42 vụ trong tháng 7 và 22 vụ trong tháng 8.

img

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Philippines ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao thứ hai kể từ đầu dịch

Bộ Y tế Philippines ngày 19/8 ghi nhận 14.895 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ hai kể từ khi bùng phát dịch ở nước này. Tổng số ca mắc tại nước này đến nay là 1,79 triệu ca, trong khi số ca tử vong đã tăng lên 30.881 ca sau khi ghi nhận thêm 258 ca.

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque cho biết nước này quyết định chi 45,3 tỷ peso (899 triệu USD) từ ngân sách năm 2022 để triển khai chương trình tiêm chủng liều tăng cường cho người dân. Động thái này diễn ra ngay cả khi giới chức y tế Philippines chưa đưa ra quyết định có cần tiêm mũi thứ 3 hay không.

Tại Philippines, tính đến nay, gần 13 triệu người, chiếm 11,7% trong tổng số 110 triệu dân, đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.

Singapore bắt đầu thí điểm cách ly bệnh nhân tại nhà

Ngày 19/8, Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết bắt đầu từ ngày 30/8, nước này sẽ triển khai thí điểm việc áp dụng cách ly tại nhà đối với những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết chương trình thí điểm cách ly điều trị tại nhà này là bước đi quan trọng trong lộ trình hướng tới việc sống chung với “bệnh đặc hữu COVID-19”.

Ông Ong Ye Kung cho biết Singapore có 2 khu vực phục hồi cho các bệnh nhân COVID-19 là tại các bệnh viện và tại các khu vực cách ly tập trung. Chương trình thí điểm cách ly tại nhà này nhằm bổ sung thêm khu vực phục hồi thứ ba và giải phóng các nguồn lực y tế và giường bệnh tại các bệnh viện.

Tuy nhiên, để có thể được cách ly tại nhà, những bệnh nhân và người nhà của họ cần phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt như tất cả người sinh sống trong gia đình phải được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ và không thuộc những nhóm người dễ “bị tổn thương” như phụ nữ mang thai, người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu kém… Bệnh nhân COVID-19 sẽ được điều trị tại cơ sở y tế trong vài ngày đầu tiên, sau đó sẽ được chuyển về cách ly điều trị tại nhà khi lượng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể giảm xuống Bên cạnh đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ phải nằm trong diện cách ly tại nhà trong thời gian cho đến khi người mắc COVID-19 khỏi bệnh. Những thành viên trong gia đình sẽ được theo dõi thông qua các thiết bị điện tử và sẽ phải tiến hành các xét nghiệm kháng nguyên nhanh (ART) hàng ngày để kịp thời phát hiện nguy cơ lây nhiễm.

UAE chấm dứt lệnh phong toả từng phần

Thủ đô Abu Dhabi đông dân thứ hai của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ chấm dứt lệnh phong toả từng phạt được áp đặt hồi tháng trước nhằm ngăn chặn sự lây lan của các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Trên mạng xã hội Twitter, Văn phòng Truyền thông của Chính phủ UAE dẫn thông báo của Ủy ban thảm họa, khủng hoảng và khẩn cấp Abu Dhabi cho biết các biện pháp hạn chế đi lại của người dân và phương tiện giao thông từ nửa đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau sẽ được dỡ bỏ sau khi chính quyền thành phố đạt được mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh.

Quốc gia vùng Vịnh này đã ghi nhận số ca mắc hàng ngày giảm từ khoảng 2.000 ca trong tháng 6 xuống 1.089 ca vào ngày 18/8 trong khi mức đỉnh là gần 4.000 ca/ngày hồi tháng 1. UAE nằm trong số những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế UAE, 83,14% dân số nước này đã tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 trongkhi 73,42% đã tiêm đầy đủ hai mũi.

Đầu tháng này, UAE thông báo sẽ bắt đầu tiêm mũi vaccine thứ ba cho những người đã tiêm phòng đầy đủ.

Oman dỡ bỏ các lệnh cấm các hoạt động thương mại

Oman ngày 19/8 đã dỡ bỏ lệnh cấm các hoạt động thương mại được áp đặt hồi tháng 5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Bộ Y tế Oman thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 186 ca mắc COVID-19 và 7 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân ở nước này lên 300.914 ca và 4.020 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi là 289.450 người trong khi 86 bệnh nhân đang được điều trị tích cực.

Bỉ lo ngại làn sóng dịch mới

Việc gia tăng các ca nhập viện vì virus SARS-CoV-2 ở Bỉ khiến giới chức nước này lo ngại về một đợt bùng phát dịch mới vào đầu tháng 9 khi kỳ nghỉ hè kết thúc, học sinh quay trở lại trường học và người dân trở lại công sở.

Bên cạnh số ca mắc mới đang gia tăng, các ca nhập viện và chăm sóc đặc biệt tăng trở lại là điều đáng lo ngại.

Theo chuyên gia Jean-Christophe Renauld, thuộc Đại học công giáo Louvain (UCLouvain), có ít nhất hai yếu tố khiến trường hợp nhiễm bệnh tăng trong mùa Hè. Lý do thứ nhất là dỡ bỏ các hạn chế và giảm tuân thủ biện pháp giãn cách. Lý do thứ hai là người dân trở lại sau kỳ nghỉ.

Chuyên gia Jean-Christophe Renauld cho rằng cũng như năm ngoái, tình trạng gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận khi kết thúc kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên năm nay, tỉ lệ mắc bệnh giảm hơn nhờ đã có vaccine. Nhà dịch tễ học này lưu ý: "Cần thực hiện mọi biện pháp để tăng tỷ lệ tiêm chủng càng nhanh càng tốt, đồng thời tăng cường các sáng kiến địa phương để khuyến khích người dân tiêm chủng và tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách".

Theo nhà virus học Jean Ruelle, thuộc UCLouvain, vaccine hiện nay bảo vệ chống lại các dạng nghiêm trọng, thậm chí chống lại biến thể Delta.

Ngày 20/8, Ủy ban tham vấn về COVID-19 của Bỉ sẽ nhóm họp để quyết định các biện pháp quản lý cuộc khủng hoảng y tế giai đoạn 4 trong kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế do dịch bệnh COVID-19.

Theo Viện Y tế Công cộng Bỉ, trung bình mỗi ngày Bỉ ghi nhận gần 2.000 trường hợp mắc COVID-19 và 3,3 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca tử vong lên trên 25.300 ca kể từ đầu mùa dịch.

Hiện nay, 83,16% người dân từ 12 tuổi trở lên ở Bỉ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 (hơn 8,3 triệu người) và 77,24% dân số đã được tiêm đủ 2 liều hoặc 1 liều duy nhất, tương đương hơn 7,3 triệu người.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.