Du lịch

Cực quang dưới ánh trăng tròn đẹp một cách ngỡ ngàng khi nhìn từ Trạm Vũ trụ

25/09/2021, 19:00

Những bức ảnh ngoạn mục về cực quang được chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế khiến ai cũng phải trầm trồ.

Cực quang là hiện tượng ánh sáng xuất hiện trên bầu trời có màu xanh lục pha với đỏ hoặc tím, đôi khi nó có màu xanh hoàn toàn nhưng rất hiếm gặp và chỉ xuất hiện trong một số điều kiện cụ thể.

img

Mới đây, một phi hành gia người Pháp tên Thomas Pesquet đã chụp được những bức ảnh ngoạn mục của cực quang dưới ánh trăng tròn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Thomas chia sẻ: “Mặt trăng ở trên cao rất sáng, chiếu qua những đám mây tạo nên một bầu khí quyển rất đặc biệt, nó khiến cho vùng cực quang có màu xanh lam”.

img

Thomas cũng nói thêm rằng, bản thân đã nhìn thấy rất nhiều lần cực quang xuất hiện khi đang làm việc trên Trạm Vũ Trụ nhưng cực quang lần này đặc biệt hơn vì nhờ vào ánh sáng của mặt trăng.

Thomaser thốt lên: “Cực quang dưới ánh trăng tròn, còn gì tuyệt hơn?”

Được biết, cực quang chỉ xảy ra khi các hạt mang điện do mặt trời phóng ra di chuyển vào bầu khí quyển của Trái đất, sau đó va chạm với hạt oxy và nitơ.

Hiện tượng tự nhiên này xảy ra ở cực bắc hoặc cực nam, những người sống ở vĩ độ rất cao hoặc rất thấp mới có cơ hội nhìn thấy nó rõ ràng.

img

Cực quang phương Bắc thường được gọi là “ánh sáng phương Bắc” hay Aurora Borealis (bình minh của phương Bắc). Cực quang ở phương Nam được gọi là “ánh sáng phương Nam” hay Aurora Australis. Aurora Australis được nhìn rõ nhất từ ​​Nam Cực, Tasmania và đường bờ biển phía nam lục địa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.