Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quốc Thước năm nay đã 96 tuổi, là 1 trong 10 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022. Nhiều người biết đến ông là vị tướng tài ba, từng trải qua hàng trăm trận đánh, song không mấy ai biết ông có một mối tình son sắt, thủy chung đầy xúc động với người bạn đời của mình.

Trong căn phòng khách của gia đình Trung tướng Nguyễn Quốc Thước ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội treo trang trọng bức ảnh chụp ông đang trìu mến ghé người bên xe lăn của vợ - bà Phan Thị Thủy. Suốt 14 năm bà bị bệnh, ông hiếm khi rời bà một bước. Trên ngăn đầu của giá sách lớn trên tầng 2, là cuốn lịch dừng lại ở ngày 10/5/2016, trên đó có những dòng chữ tướng Thước đã ghi: “Bà ra đi lúc 17h42...”. Dường như, với vị tướng tài ba ấy, hình bóng, từng khoảnh khắc bên người vợ hiền vẫn chưa một chút phai mờ.

“Bà ấy đẹp lắm”, vị lão tướng mỉm cười nhìn ảnh vợ và nhớ lại ký ức hơn 60 năm trước. Khi đó, ông 32 tuổi, đã trải bao chiến trường khốc liệt trong Nam, ngoài Bắc, nhưng vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai, dù cha mẹ, đồng đội thường xuyên thúc giục.

Năm 1958, nhân ra Bắc dự một cuộc họp, cấp trên đã tạo điều kiện để ông ghé thăm nhà. Khi ông về đến quê nhà Nghệ An, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã gọi đến hỏi chuyện vợ con và nói có cô cháu gái muốn mai mối. Ngay tối đó, ông được đưa đến nhà bà Thủy.

Nhìn thấy cô thôn nữ xinh xắn hiền lành, ông linh cảm ngay đây nhất định là người con gái cần tìm, nhưng buổi gặp đầu thoáng qua chưa dám nói gì. Về lại đơn vị, ông đánh điện cho bố mẹ mang trầu cau dạm hỏi nhà gái. Nhận được cái gật đầu của bà Thủy, ông tức tốc xin phép cấp trên về nhà cưới vợ.

“Thế là chỉ sau 15 ngày gặp mặt đầu tiên, chúng tôi thành hôn, quà cưới là đôi dép cao su, cả làng hồi ấy chỉ mình vợ tôi có đôi dép cao su”, ông mỉm cười kể.

Sau đám cưới vài ngày, ông lại vào chiến trường. Sốt ruột có cháu bế, mẹ chồng đã “chỉ thị” cho bà Thủy bằng mọi giá phải vào Quảng Bình để gặp chồng. Bà Thủy khăn gói vào chiến trường, dựng lán ở gần đơn vị bộ đội, chấp nhận ăn khoai sắn, nguy hiểm cận kề chỉ để được gần chồng.

Năm 1963, cô con gái đầu lòng của hai ông bà ra đời. Vài tháng sau ông được lệnh tăng cường cho chiến trường miền Nam. Khi đó, vợ ông mang bầu con thứ hai. Con trai vừa sinh được khoảng một giờ thì ông lên đường đi chiến đấu tại vùng biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum.

Chiến trường khốc liệt, suốt 10 năm ròng rã sau đó, ông bà bặt tin nhau. Ở quê nhà, bà Thủy đưa hai con sơ tán lên một huyện vùng cao của Nghệ An, đi học nghề may và dốc sức nuôi nấng, dạy bảo hai con, vò võ mong chờ tin của chồng.

“Sau này, khi tôi về, nhiều người mới kể, đã khuyên Thủy không nên chờ đợi người chồng 10 năm trời không tin tức nữa. Nhưng Thủy đều bỏ ngoài tai những lời ấy. Bà còn nói nếu tôi không còn nữa, thì bà cũng chỉ ở vậy nuôi nấng hai giọt máu của chúng tôi”, tướng Thước xúc động kể lại.

Và cuộc gặp mặt của hai vợ chồng sau 10 năm bặt tin diễn ra quá đỗi bất ngờ. Đó là cuối năm 1974, bà Thủy theo đoàn giáo viên của em trai giao lưu trong Quảng Bình, Quảng Trị với mục đích tìm cách hỏi thăm về chồng. Sau nhiều ngày hỏi khắp nơi mà không thấy, bà đành theo xe của đoàn trở ra Nghệ An. Đúng vào ngày ấy, ông Thước cũng trên đường ra Hà Nội nhận mệnh lệnh chuẩn bị Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Khi cả hai xe dừng đợi phà Bến Thủy, thì người em trai trông thấy ông quen quen vội hỏi: “Anh có phải là anh Thước?”. Ông gật đầu, người em vội vàng gọi bà Thủy đến. Hai vợ chồng ôm nhau khóc bên bến phà. Rồi bà đưa ông về nhà, lúc ấy con gái đầu của ông đã 11 tuổi, con trai đã lên 10. Thấy người lạ, hai con ông liền bỏ trốn, phải tìm mãi mới chịu về để nghe mẹ giới thiệu “ba các con đây” để rồi cả ba cha con ôm nhau trào nước mắt.

Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, nhưng tướng Thước vẫn bận bịu làm nhiệm vụ, vì vẫn còn nhiều nhóm ngụy quân chưa chịu đầu hàng. Bà Thủy sốt ruột lắm. Bà một mình lặn lội từ Nghệ An vào tận trong Thủ Dầu Một (Bình Dương) để tìm chồng. Thấy ông, bà giận dỗi hỏi: “Hết chiến tranh rồi còn làm gì ở đây mãi?”.

Được đồng đội, cán bộ cấp trên cùng đến động viên góp ý, bà Thủy mới nguôi ngoai trở về nhà để rồi tiếp tục chấp nhận cảnh chồng biền biệt với việc quân, một mình lặng lẽ nuôi con. Bởi tướng Thước lại tiếp tục chỉ huy chiến đấu ở chiến trường Campuchia, rồi ngược lên Lạng Sơn, Cao Bằng chống giặc phương Bắc.

Những năm 80, các con ông học ở Hà Nội nên vợ ông cũng chuyển ra để mong được gần con, gần chồng. Nhưng chỉ được một năm, tướng Thước lại được điều về Quân khu IV (đóng tại Nghệ An). Mãi cho đến năm 1997, khi ông rời quân ngũ thì gia đình mới được đoàn tụ.

Tiếc thay, gia đình thực sự được đoàn tụ 5 năm thì một cơn tai biến khiến cho bà Thủy liệt toàn thân. Và suốt 14 năm sau đó, tướng Thước là một người chồng tận tụy, không nề hà bất cứ việc gì để săn sóc người vợ.

Bà Vũ Tuyết, một người lính của tướng Thước nhớ lại, suốt 14 năm bà Thủy tai biến, phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt cá nhân đều do tướng Thước chăm sóc, từ miếng cơm, nước uống, lau rửa vệ sinh cá nhân...

Ông trầm ngâm: “Nhiều người bảo tại sao tôi không giao những công việc này cho người giúp việc nhưng với tôi, được chăm sóc bà ấy mỗi ngày là một hạnh phúc. Thời trẻ, bà ấy đã hi sinh làm hậu phương vững chắc cho tôi công tác. Nên những ngày bà đau ốm là lúc tôi bù đắp cho bà ấy”.

Những người hàng xóm đều quen với cảnh, sáng chiều ông đều đẩy xe đưa bà đi dạo, dịu dàng trò chuyện với bà, ân cần tận tay bón từng thìa cháo, lau từng giọt mồ hôi trên trán vợ... Bà ốm đau khó tránh được những lúc trái tính, trái nết, nhưng ông lúc nào cũng nhẹ nhàng, không chút phàn nàn. Tự nhận nể vợ, sợ vợ, tướng Thước đùa vui: “Chỉ đạo vợ còn thấy khó khăn hơn cả 3 vạn quân. Tôi luôn sợ làm bà ấy buồn...”.

Giờ đây, ở tuổi 96, tướng Thước vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh, cuộc sống giản dị đến bất ngờ. Chị Mai, con dâu ông chia sẻ, sau khi bà mất, ông không muốn nhà có người giúp việc bởi ông cho rằng, khi mỗi người trong nhà cùng chia sẻ việc nhà, thì gia đình thêm gắn bó, mỗi thành viên có trách nhiệm hơn.

Hàng ngày, tướng Thước dậy sớm, đi bộ tập thể dục 30 vòng quanh nhà, rồi tưới cây, quét sân… Sau khi con cháu đi làm, đi học, ông sẽ gặp gỡ các cựu chiến binh, cặm cụi thu thập các thông tin về tình hình đất nước để có những đóng góp sáng suốt, kịp thời cho Đảng, cho dân… Trưa đến, con dâu hoặc con trai sẽ về nhà nấu ăn trưa cùng ông. Và đến tối, cả nhà lại quây quần cùng nhau trong không gian đầm ấm.

Ít ai ngờ, vị tướng tuổi U100 ấy vẫn đăng bài và tương tác hàng ngày, thường xuyên trên Facebook cá nhân. Hầu như tháng nào, ông cũng có 1 chuyến đi, khi là vào chiến trường xưa thăm đồng đội, khi thì về quê hương Nghệ An chăm sóc phần mộ cho vợ. Lần thì ông đi xe khách, lần thì đi máy bay, nhưng hầu như đều không phiền hà đến con cháu. “Mọi thủ tục check-in, đi lại, ông thành thạo lắm. Chuyến đi tháng 9 vừa rồi, đã đặt vé cho ông vào Tây Nguyên rồi phải hủy vì ông sốt”, chị Mai cho hay.

Trong căn phòng nhỏ của Trung tướng, có rất nhiều tập tài liệu ông đóng góp ý kiến cho dân, cho nước. Trước mỗi vấn đề lớn của đất nước, tướng Thước đều tận tụy gửi tâm thư tới các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước để hiến kế. “Tôi nghỉ hưu nhưng trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người lính Cụ Hồ thì không nghỉ. Chừng nào còn đóng góp được cho đất nước, tôi sẽ cố gắng”, vị tướng già tâm sự.

Phó Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phúc, bà Ngô Thị Thúy Lan cho biết, tướng Thước luôn phát huy phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, sống đức độ, thanh liêm, nghĩa tình với đồng chí, đồng đội, với nhân dân địa phương; hết lòng chăm sóc gia đình, là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Ở địa phương, ông là công dân gương mẫu, tích cực tham gia các ý kiến đóng góp, cũng là một mạnh thường quân thường xuyên hỗ trợ các phong trào thiện nguyện, xã hội, từ công tác phòng chống dịch đến ủng hộ đồng bào bão lũ…

Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quốc Thước năm nay đã 96 tuổi, là 1 trong 10 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022. Nhiều người biết đến ông là vị tướng tài ba, từng trải qua hàng trăm trận đánh, song không mấy ai biết ông có một mối tình son sắt, thủy chung đầy xúc động với người bạn đời của mình.

Trong căn phòng khách của gia đình Trung tướng Nguyễn Quốc Thước ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội treo trang trọng bức ảnh chụp ông đang trìu mến ghé người bên xe lăn của vợ - bà Phan Thị Thủy. Suốt 14 năm bà bị bệnh, ông hiếm khi rời bà một bước. Trên ngăn đầu của giá sách lớn trên tầng 2, là cuốn lịch dừng lại ở ngày 10/5/2016, trên đó có những dòng chữ tướng Thước đã ghi: “Bà ra đi lúc 17h42...”. Dường như, với vị tướng tài ba ấy, hình bóng, từng khoảnh khắc bên người vợ hiền vẫn chưa một chút phai mờ.

“Bà ấy đẹp lắm”, vị lão tướng mỉm cười nhìn ảnh vợ và nhớ lại ký ức hơn 60 năm trước. Khi đó, ông 32 tuổi, đã trải bao chiến trường khốc liệt trong Nam, ngoài Bắc, nhưng vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai, dù cha mẹ, đồng đội thường xuyên thúc giục.

Năm 1958, nhân ra Bắc dự một cuộc họp, cấp trên đã tạo điều kiện để ông ghé thăm nhà. Khi ông về đến quê nhà Nghệ An, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã gọi đến hỏi chuyện vợ con và nói có cô cháu gái muốn mai mối. Ngay tối đó, ông được đưa đến nhà bà Thủy.

Nhìn thấy cô thôn nữ xinh xắn hiền lành, ông linh cảm ngay đây nhất định là người con gái cần tìm, nhưng buổi gặp đầu thoáng qua chưa dám nói gì. Về lại đơn vị, ông đánh điện cho bố mẹ mang trầu cau dạm hỏi nhà gái. Nhận được cái gật đầu của bà Thủy, ông tức tốc xin phép cấp trên về nhà cưới vợ.

“Thế là chỉ sau 15 ngày gặp mặt đầu tiên, chúng tôi thành hôn, quà cưới là đôi dép cao su, cả làng hồi ấy chỉ mình vợ tôi có đôi dép cao su”, ông mỉm cười kể.

Sau đám cưới vài ngày, ông lại vào chiến trường. Sốt ruột có cháu bế, mẹ chồng đã “chỉ thị” cho bà Thủy bằng mọi giá phải vào Quảng Bình để gặp chồng. Bà Thủy khăn gói vào chiến trường, dựng lán ở gần đơn vị bộ đội, chấp nhận ăn khoai sắn, nguy hiểm cận kề chỉ để được gần chồng.

Năm 1963, cô con gái đầu lòng của hai ông bà ra đời. Vài tháng sau ông được lệnh tăng cường cho chiến trường miền Nam. Khi đó, vợ ông mang bầu con thứ hai. Con trai vừa sinh được khoảng một giờ thì ông lên đường đi chiến đấu tại vùng biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum.

Chiến trường khốc liệt, suốt 10 năm ròng rã sau đó, ông bà bặt tin nhau. Ở quê nhà, bà Thủy đưa hai con sơ tán lên một huyện vùng cao của Nghệ An, đi học nghề may và dốc sức nuôi nấng, dạy bảo hai con, vò võ mong chờ tin của chồng.

“Sau này, khi tôi về, nhiều người mới kể, đã khuyên Thủy không nên chờ đợi người chồng 10 năm trời không tin tức nữa. Nhưng Thủy đều bỏ ngoài tai những lời ấy. Bà còn nói nếu tôi không còn nữa, thì bà cũng chỉ ở vậy nuôi nấng hai giọt máu của chúng tôi”, tướng Thước xúc động kể lại.

Và cuộc gặp mặt của hai vợ chồng sau 10 năm bặt tin diễn ra quá đỗi bất ngờ. Đó là cuối năm 1974, bà Thủy theo đoàn giáo viên của em trai giao lưu trong Quảng Bình, Quảng Trị với mục đích tìm cách hỏi thăm về chồng. Sau nhiều ngày hỏi khắp nơi mà không thấy, bà đành theo xe của đoàn trở ra Nghệ An. Đúng vào ngày ấy, ông Thước cũng trên đường ra Hà Nội nhận mệnh lệnh chuẩn bị Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Khi cả hai xe dừng đợi phà Bến Thủy, thì người em trai trông thấy ông quen quen vội hỏi: “Anh có phải là anh Thước?”. Ông gật đầu, người em vội vàng gọi bà Thủy đến. Hai vợ chồng ôm nhau khóc bên bến phà. Rồi bà đưa ông về nhà, lúc ấy con gái đầu của ông đã 11 tuổi, con trai đã lên 10. Thấy người lạ, hai con ông liền bỏ trốn, phải tìm mãi mới chịu về để nghe mẹ giới thiệu “ba các con đây” để rồi cả ba cha con ôm nhau trào nước mắt.

Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, nhưng tướng Thước vẫn bận bịu làm nhiệm vụ, vì vẫn còn nhiều nhóm ngụy quân chưa chịu đầu hàng. Bà Thủy sốt ruột lắm. Bà một mình lặn lội từ Nghệ An vào tận trong Thủ Dầu Một (Bình Dương) để tìm chồng. Thấy ông, bà giận dỗi hỏi: “Hết chiến tranh rồi còn làm gì ở đây mãi?”.

Được đồng đội, cán bộ cấp trên cùng đến động viên góp ý, bà Thủy mới nguôi ngoai trở về nhà để rồi tiếp tục chấp nhận cảnh chồng biền biệt với việc quân, một mình lặng lẽ nuôi con. Bởi tướng Thước lại tiếp tục chỉ huy chiến đấu ở chiến trường Campuchia, rồi ngược lên Lạng Sơn, Cao Bằng chống giặc phương Bắc.

Những năm 80, các con ông học ở Hà Nội nên vợ ông cũng chuyển ra để mong được gần con, gần chồng. Nhưng chỉ được một năm, tướng Thước lại được điều về Quân khu IV (đóng tại Nghệ An). Mãi cho đến năm 1997, khi ông rời quân ngũ thì gia đình mới được đoàn tụ.

Tiếc thay, gia đình thực sự được đoàn tụ 5 năm thì một cơn tai biến khiến cho bà Thủy liệt toàn thân. Và suốt 14 năm sau đó, tướng Thước là một người chồng tận tụy, không nề hà bất cứ việc gì để săn sóc người vợ.

Bà Vũ Tuyết, một người lính của tướng Thước nhớ lại, suốt 14 năm bà Thủy tai biến, phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt cá nhân đều do tướng Thước chăm sóc, từ miếng cơm, nước uống, lau rửa vệ sinh cá nhân...

Ông trầm ngâm: “Nhiều người bảo tại sao tôi không giao những công việc này cho người giúp việc nhưng với tôi, được chăm sóc bà ấy mỗi ngày là một hạnh phúc. Thời trẻ, bà ấy đã hi sinh làm hậu phương vững chắc cho tôi công tác. Nên những ngày bà đau ốm là lúc tôi bù đắp cho bà ấy”.

Những người hàng xóm đều quen với cảnh, sáng chiều ông đều đẩy xe đưa bà đi dạo, dịu dàng trò chuyện với bà, ân cần tận tay bón từng thìa cháo, lau từng giọt mồ hôi trên trán vợ... Bà ốm đau khó tránh được những lúc trái tính, trái nết, nhưng ông lúc nào cũng nhẹ nhàng, không chút phàn nàn. Tự nhận nể vợ, sợ vợ, tướng Thước đùa vui: “Chỉ đạo vợ còn thấy khó khăn hơn cả 3 vạn quân. Tôi luôn sợ làm bà ấy buồn...”.

Giờ đây, ở tuổi 96, tướng Thước vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh, cuộc sống giản dị đến bất ngờ. Chị Mai, con dâu ông chia sẻ, sau khi bà mất, ông không muốn nhà có người giúp việc bởi ông cho rằng, khi mỗi người trong nhà cùng chia sẻ việc nhà, thì gia đình thêm gắn bó, mỗi thành viên có trách nhiệm hơn.

Hàng ngày, tướng Thước dậy sớm, đi bộ tập thể dục 30 vòng quanh nhà, rồi tưới cây, quét sân… Sau khi con cháu đi làm, đi học, ông sẽ gặp gỡ các cựu chiến binh, cặm cụi thu thập các thông tin về tình hình đất nước để có những đóng góp sáng suốt, kịp thời cho Đảng, cho dân… Trưa đến, con dâu hoặc con trai sẽ về nhà nấu ăn trưa cùng ông. Và đến tối, cả nhà lại quây quần cùng nhau trong không gian đầm ấm.

Ít ai ngờ, vị tướng tuổi U100 ấy vẫn đăng bài và tương tác hàng ngày, thường xuyên trên Facebook cá nhân. Hầu như tháng nào, ông cũng có 1 chuyến đi, khi là vào chiến trường xưa thăm đồng đội, khi thì về quê hương Nghệ An chăm sóc phần mộ cho vợ. Lần thì ông đi xe khách, lần thì đi máy bay, nhưng hầu như đều không phiền hà đến con cháu. “Mọi thủ tục check-in, đi lại, ông thành thạo lắm. Chuyến đi tháng 9 vừa rồi, đã đặt vé cho ông vào Tây Nguyên rồi phải hủy vì ông sốt”, chị Mai cho hay.

Trong căn phòng nhỏ của Trung tướng, có rất nhiều tập tài liệu ông đóng góp ý kiến cho dân, cho nước. Trước mỗi vấn đề lớn của đất nước, tướng Thước đều tận tụy gửi tâm thư tới các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước để hiến kế. “Tôi nghỉ hưu nhưng trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người lính Cụ Hồ thì không nghỉ. Chừng nào còn đóng góp được cho đất nước, tôi sẽ cố gắng”, vị tướng già tâm sự.

Phó Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phúc, bà Ngô Thị Thúy Lan cho biết, tướng Thước luôn phát huy phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, sống đức độ, thanh liêm, nghĩa tình với đồng chí, đồng đội, với nhân dân địa phương; hết lòng chăm sóc gia đình, là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Ở địa phương, ông là công dân gương mẫu, tích cực tham gia các ý kiến đóng góp, cũng là một mạnh thường quân thường xuyên hỗ trợ các phong trào thiện nguyện, xã hội, từ công tác phòng chống dịch đến ủng hộ đồng bào bão lũ…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.