Bộ đầu tiên mà Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc sau khi nhậm chức là Bộ GTVT. Chuyến đi xuyên Việt đầu năm của Thủ tướng là đến các công trường giao thông. Hàng tháng, ông liên tục có các chuyến thị sát, đốc thúc tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Ông nhiều lần nhấn mạnh: “Chưa bao giờ chúng ta dành nguồn lực lớn như trong nhiệm kỳ này cho phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông”.

Sáng 10/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (Ban Chỉ đạo) chủ trì hội nghị trực tuyến với 33 địa phương.

Đây là lần đầu tiên, một Ban Chỉ đạo về các dự án giao thông tầm quốc gia được thành lập để tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, kết nối các công việc, theo dõi, đôn đốc, thúc đẩy, đề xuất xử lý các vướng mắc.

Trước đó, ngay sau khi kiện toàn vào tháng 4/2021, Chính phủ đã đề ra Chương trình hành động với một trong những trọng tâm là “tạo đột phá trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ hiện đại”, theo đúng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hơn 20 ngày sau lễ tuyên thệ nhậm chức, ngày 27/4, Thủ tướng có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT để nắm bức tranh chung của ngành và giải quyết khó khăn, vướng mắc cũng như định hướng nhiệm vụ thời gian tới.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò then chốt của cơ sở hạ tầng giao thông, “có đại lộ là có đại phú”. Chia sẻ trăn trở khi trong 20 năm qua, chúng ta mới chỉ triển khai được trên 1.000km cao tốc, mà trong nhiệm kỳ này phải hoàn thành gần 2.000km, Thủ tướng yêu cầu sự quyết tâm, đổi mới tư duy, cách làm để hoàn thành nhiệm vụ lớn này.

Cũng chính vì sự trăn trở, quyết tâm này, mà những ngày đầu tiên của năm mới Nhâm Dần 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác Chính phủ có chuyến công tác đặc biệt “xuyên Việt, xuyên Tết” kéo dài 3 ngày, trên lộ trình dài gần 1.600km suốt dọc chiều dài đất nước để trực tiếp đến với những cung đường, dự án giao thông đang trong quá trình thi công, gặp gỡ những công nhân, kỹ sư cầu, đường đang làm việc quên Tết để nỗ lực đưa dự án về đích.

Những cán bộ Sở GTVT Bắc Giang vẫn nhớ, trong chuyến công tác của Thủ tướng ngày 12/6 tại Bắc Giang, bất ngờ chiếc xe dẫn đường đi tới một địa điểm nằm ngoài chương trình dự kiến. Đó là công trường dự án thi công mở rộng cầu Như Nguyệt nối hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, nằm trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn.

Tại công trường, Thủ tướng quan sát từng hạng mục, lắng nghe từng ý kiến của công nhân, người tham gia giao thông. Đây là lần thứ hai Thủ tướng ghé vào kiểm tra hiện trường dự án sau lần kiểm tra vào tháng 11/2021, khi đó ông đang trên đường đi công tác Cao Bằng.

Nhờ những điều “mắt thấy tai nghe” trên công trường dự án, tại buổi làm việc sau đó với tỉnh Bắc Giang, trước lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao về việc thi công mở rộng cây cầu Như Nguyệt, yêu cầu hoàn thành trong thời gian sớm nhất để đáp ứng mong mỏi của người dân giải quyết “nút thắt cổ chai” trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn.

Các chuyến công tác đến các công trường, dự án giao thông của Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ thường xuyên, liên tục.

Chỉ trong khoảng hơn 1 tháng từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8, Thủ tướng và đoàn công tác đã có gần chục chuyến thị sát các dự án như cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cảng Cái Cui, Tân Cảng Cái Cui (TP Cần Thơ), cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tại tỉnh Hậu Giang, khu vực quy hoạch xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò tại Nghệ An, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên và dự án xây dựng nút giao thông An Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM)...

Làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị sau những chuyến kiểm tra thực địa, Thủ tướng đều đưa ra những yêu cầu cụ thể, quyết liệt, sát thực tiễn nhất.

Như tại chuyến thị sát “xuyên Việt” đầu năm Nhâm Dần 2022, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tin tưởng giao trách nhiệm cho các địa phương và khi được giao, địa phương phải cố gắng cao nhất, khẳng định trách nhiệm của mình với dân, với nước. “Nếu đủ vốn mà không hoàn thành là có lỗi với nhân dân, với đất nước”, ông nhắc nhở.

Khi kiểm tra thực địa dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng nêu rõ, “phải bám sát công trường, ăn ngủ với công trường, yêu dự án này như con cái thì mới ra công trình được”.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, chậm nhất phải xong mặt bằng trong tháng 9/2022, ai làm được thì quyết tâm, ra sức thực hiện; ai không làm được thì “đứng ra một bên cho người khác làm”.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của các dự án hạ tầng giao thông là sự tin tưởng, đồng lòng, ủng hộ, vào cuộc của nhân dân. “Tư tưởng không thông thì bình tông cũng nặng, tư tưởng thông thì mọi việc sẽ thông suốt”, Thủ tướng nói.

Tháng 1/2022, tại kỳ họp bất thường, Quốc hội khóa XV đã “chốt” đầu tư thêm 729km cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Tháng 6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội tiếp tục “chốt” chủ trương đầu tư 5 dự án giao thông quan trọng, gồm đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Vành đai 3 TP.HCM; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Cùng đó, Quốc hội cũng thông qua hàng loạt cơ chế đặc thù cho đầu tư hạ tầng giao thông, giúp rút ngắn các quy trình thủ tục, cho phép phân cấp phân quyền để đẩy nhanh tiến độ các dự án...

Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội nhìn nhận, từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, dành nhiều nguồn lực, thời gian, công sức, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông.

Cả cơ quan lập pháp và hành pháp đều tập trung, nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.

“Có thể thấy rất rõ sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thúc đẩy tiến độ, tháo gỡ vướng mắc các dự án đã và đang triển khai.

Việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước là động thái cho thấy sự quyết tâm rất cao trong việc tăng tốc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia”, đại biểu Hạ nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân chia sẻ, chưa bao giờ ngành giao thông đặc biệt được quan tâm như hiện nay. “Lộ thông thì tiền sẽ thông”, giao thông thuận tiện sẽ kéo theo mọi hoạt động kinh tế - xã hội phát triển.

Đặc biệt, hạ tầng giao thông tốt sẽ làm giảm chi phí logistics, vận chuyển hàng hóa - vốn là điểm khiến năng lực cạnh tranh quốc tế Việt Nam vẫn bị đánh giá chưa cao”, đại biểu Ngân cho hay. A.N

Bộ đầu tiên mà Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc sau khi nhậm chức là Bộ GTVT. Chuyến đi xuyên Việt đầu năm của Thủ tướng là đến các công trường giao thông. Hàng tháng, ông liên tục có các chuyến thị sát, đốc thúc tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Ông nhiều lần nhấn mạnh: “Chưa bao giờ chúng ta dành nguồn lực lớn như trong nhiệm kỳ này cho phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông”.

Sáng 10/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (Ban Chỉ đạo) chủ trì hội nghị trực tuyến với 33 địa phương.

Đây là lần đầu tiên, một Ban Chỉ đạo về các dự án giao thông tầm quốc gia được thành lập để tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, kết nối các công việc, theo dõi, đôn đốc, thúc đẩy, đề xuất xử lý các vướng mắc.

Trước đó, ngay sau khi kiện toàn vào tháng 4/2021, Chính phủ đã đề ra Chương trình hành động với một trong những trọng tâm là “tạo đột phá trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ hiện đại”, theo đúng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hơn 20 ngày sau lễ tuyên thệ nhậm chức, ngày 27/4, Thủ tướng có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT để nắm bức tranh chung của ngành và giải quyết khó khăn, vướng mắc cũng như định hướng nhiệm vụ thời gian tới.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò then chốt của cơ sở hạ tầng giao thông, “có đại lộ là có đại phú”.

Chia sẻ trăn trở khi trong 20 năm qua, chúng ta mới chỉ triển khai được trên 1.000km cao tốc, mà trong nhiệm kỳ này phải hoàn thành gần 2.000km, Thủ tướng yêu cầu sự quyết tâm, đổi mới tư duy, cách làm để hoàn thành nhiệm vụ lớn này.

Cũng chính vì sự trăn trở, quyết tâm này, mà những ngày đầu tiên của năm mới Nhâm Dần 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác Chính phủ có chuyến công tác đặc biệt “xuyên Việt, xuyên Tết” kéo dài 3 ngày, trên lộ trình dài gần 1.600km suốt dọc chiều dài đất nước để trực tiếp đến với những cung đường, dự án giao thông đang trong quá trình thi công, gặp gỡ những công nhân, kỹ sư cầu, đường đang làm việc quên Tết để nỗ lực đưa dự án về đích.

Những cán bộ Sở GTVT Bắc Giang vẫn nhớ, trong chuyến công tác của Thủ tướng ngày 12/6 tại Bắc Giang, bất ngờ chiếc xe dẫn đường đi tới một địa điểm nằm ngoài chương trình dự kiến. Đó là công trường dự án thi công mở rộng cầu Như Nguyệt nối hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, nằm trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn.

Tại công trường, Thủ tướng quan sát từng hạng mục, lắng nghe từng ý kiến của công nhân, người tham gia giao thông. Đây là lần thứ hai Thủ tướng ghé vào kiểm tra hiện trường dự án sau lần kiểm tra vào tháng 11/2021, khi đó ông đang trên đường đi công tác Cao Bằng.

Nhờ những điều “mắt thấy tai nghe” trên công trường dự án, tại buổi làm việc sau đó với tỉnh Bắc Giang, trước lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao về việc thi công mở rộng cây cầu Như Nguyệt, yêu cầu hoàn thành trong thời gian sớm nhất để đáp ứng mong mỏi của người dân giải quyết “nút thắt cổ chai” trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn.

Các chuyến công tác đến các công trường, dự án giao thông của Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ thường xuyên, liên tục.

Chỉ trong khoảng hơn 1 tháng từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8, Thủ tướng và đoàn công tác đã có gần chục chuyến thị sát các dự án như cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cảng Cái Cui, Tân Cảng Cái Cui (TP Cần Thơ), cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tại tỉnh Hậu Giang, khu vực quy hoạch xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò tại Nghệ An, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên và dự án xây dựng nút giao thông An Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM)...

Làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị sau những chuyến kiểm tra thực địa, Thủ tướng đều đưa ra những yêu cầu cụ thể, quyết liệt, sát thực tiễn nhất.

Như tại chuyến thị sát “xuyên Việt” đầu năm Nhâm Dần 2022, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tin tưởng giao trách nhiệm cho các địa phương và khi được giao, địa phương phải cố gắng cao nhất, khẳng định trách nhiệm của mình với dân, với nước. “Nếu đủ vốn mà không hoàn thành là có lỗi với nhân dân, với đất nước”, ông nhắc nhở.

Khi kiểm tra thực địa dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng nêu rõ, “phải bám sát công trường, ăn ngủ với công trường, yêu dự án này như con cái thì mới ra công trình được”.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, chậm nhất phải xong mặt bằng trong tháng 9/2022, ai làm được thì quyết tâm, ra sức thực hiện; ai không làm được thì “đứng ra một bên cho người khác làm”.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của các dự án hạ tầng giao thông là sự tin tưởng, đồng lòng, ủng hộ, vào cuộc của nhân dân. “Tư tưởng không thông thì bình tông cũng nặng, tư tưởng thông thì mọi việc sẽ thông suốt”, Thủ tướng nói.

Tháng 1/2022, tại kỳ họp bất thường, Quốc hội khóa XV đã “chốt” đầu tư thêm 729km cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Tháng 6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội tiếp tục “chốt” chủ trương đầu tư 5 dự án giao thông quan trọng, gồm đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Vành đai 3 TP.HCM; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Cùng đó, Quốc hội cũng thông qua hàng loạt cơ chế đặc thù cho đầu tư hạ tầng giao thông, giúp rút ngắn các quy trình thủ tục, cho phép phân cấp phân quyền để đẩy nhanh tiến độ các dự án...

Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội nhìn nhận, từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, dành nhiều nguồn lực, thời gian, công sức, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông.

Cả cơ quan lập pháp và hành pháp đều tập trung, nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.

“Có thể thấy rất rõ sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thúc đẩy tiến độ, tháo gỡ vướng mắc các dự án đã và đang triển khai.

Việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước là động thái cho thấy sự quyết tâm rất cao trong việc tăng tốc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia”, đại biểu Hạ nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân chia sẻ, chưa bao giờ ngành giao thông đặc biệt được quan tâm như hiện nay. “Lộ thông thì tiền sẽ thông”, giao thông thuận tiện sẽ kéo theo mọi hoạt động kinh tế - xã hội phát triển.

Đặc biệt, hạ tầng giao thông tốt sẽ làm giảm chi phí logistics, vận chuyển hàng hóa - vốn là điểm khiến năng lực cạnh tranh quốc tế Việt Nam vẫn bị đánh giá chưa cao”, đại biểu Ngân cho hay. A.N

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.