Hồ sơ tài liệu

EU muốn siết chặt trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử bom H

04/09/2017, 19:48

EU kêu gọi siết chặt trừng phạt chống lại Triều Tiên sau vụ thử bom nhiệt hạch (H).

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và quân đội Tr

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và quân đội 

Ngày 3/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ra tuyên bố lên án vụ thử bom nhiệt hạch lần thứ 6 của Triều Tiên.

Quan chức của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là hành động vi phạm các nghĩa vụ của nước này đối với luật pháp quốc tế, bất chấp các yêu cầu mạnh mẽ và liên tục từ phía Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các quy định về cấm phổ biến và giải trừ vũ khí trên toàn cầu.

Ông Donald Tusk đã nhắc lại yêu cầu Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân, chính sách phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt cùng các chương trình tên lửa đạn đạo của mình một cách đầy đủ, toàn diện và không thể đảo ngược, đồng thời phải chấm dứt tất cả các hoạt động này ngay lập tức.

Quan chức này cho hay, EU sẵn sàng tăng cường các biện pháp trừng phạt Triều Tiên và yêu cầu nước này chủ động nối lại cuộc đối thoại về các chương trình phát triển vũ khí một cách vô điều kiện.

north-korea-is-the-number-one-threat-to-the-us--he

Chưa áp lực nào có thể ngăn Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân

Chủ tịch Hội đồng châu Âu cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên và thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để đạt mục đích phi hạt nhân hoá toàn bộ bán đảo.

Cùng ngày, Đức, Italy, Pháp và Anh cũng kêu gọi siết chặt các biện pháp trừng phạt của EU chống Triều Tiên sau vụ thử bom gây chấn động vào hôm 3/9.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm và nhất trí rằng cộng đồng quốc tế cần phản ứng một cách mạnh mẽ chống lại bước leo thang mới này.

Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni cũng đồng quan điểm về "sự cần thiết phải có một phản ứng quốc tế mạnh mẽ.

Thủ tướng Anh Theresa May ra tuyên bố khẳng định hành động mới nhất của Triều Tiên là đã tạo ra mối đe dọa khó chấp nhận đối với cộng đồng quốc tế.

Bà Theresa May cũng nhắc lại lời kêu gọi quốc tế có hành động cứng rắn hơn, trong đó có việc đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp trừng phạt đang có và khẩn trương xem xét các biện pháp trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an.

Các lệnh trừng phạt của EU chống lại Triều Tiên đã bắt đầu áp dụng từ năm 2006 và là một phần của các nỗ lực  nhằm ngăn chặn các tham vọng hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Hồi tháng 8 vừa qua, EU đã mở rộng danh sách trừng phạt sau khi Bình Nhưỡng tiến hành phóng thử một tên lửa đạn đạo tầm xa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.