Kinh tế

Giá xăng dầu hôm nay 14/4/2020: Tiếp đà tăng, diễn biến khó lường

14/04/2020, 08:29

Giá xăng dầu hôm nay 14/4/2020: Tiếp đà tăng, diễn biến khó lường, dầu thô WTI tăng lên 22,92 USD/thùng; Dầu Brent lên 31,74 USD/thùng.

img
Giá xăng dầu hôm nay 14/4/2020: Tiếp đà tăng, diễn biến khó lường, dầu thô WTI tăng lên 22,92 USD/thùng; Dầu Brent lên 31,74 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 14/4/2020, lúc 7h30 (giờ Việt Nam), tiếp đà tăng vào đầu phiên sau khi kết thúc phiên giao dịch trước đó có xu hướng diễn biến trái chiều.

Cụ thể, dầu thô WTI tăng 0,47 USD/thùng tương ứng 2,10% lên mức 22,88 USD/thùng; Dầu Brent tăng 0,52 USD/thùng tương ứng 1,64% lên 32,26 USD/thùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/4, dầu thô WTI còn 22,41 USD/thùng (đầu phiên 33,09 USD/thùng); Dầu thô Brent còn 31,74 USD/thùng (đầu phiên 33,09 USD/thùng). Như vậy, sau khi cùng tăng đầu phiên, giá dầu ngày 13/4 đồng loạt diễn biến giảm vào cuối phiên.

Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã giành chiến thắng vào cuối tuần qua vì đã thuyết phục Nga và Ả Rập Xê Út thực hiện các đợt cắt giảm sản lượng nhưng diễn biến giá dầu những ngày sau thỏa thuận cho thấy sự kiện này không có tác động sâu sắc trên thị trường tài chính.

Theo CNN, sau khi trên twitter của Trump có thể hiện sự kỳ vọng và việc cắt giảm năng lượng. Đồng thời bày tỏ lời cảm ơn, chúc mừng Tổng thống Putin của Nga và Quốc vương Salman của Ả Rập Saudi về kết quả của thỏa thuận vào chủ nhật. Tuy nhiên, giá dầu hầu như không tăng vào thứ Hai, trái lại còn diễn biến phức tạp, tiến gần mức thấp nhất trong 18 năm. Điều này cho thấy, ngành năng lượng thể hiện một sự đỗ vỡ, mất chỗ đứng khi lũy kế giảm đến 43% đáng kinh ngạc trong năm.

Diễn biến của thị trường dầu mỏ đang phản ánh một nhận thức rằng mặc dù bản chất lịch sự của OPEC+ là giảm sản lượng, dẫn đến đưa giá dầu tăng, nhưng chúng không đủ mạnh để xóa đi tình trạng dư nguồn cung khi đối mặt với những tác động xấu của dịch bệnh Covid-19 khiến các tuyến phố chịu chung cảnh vắng tanh, ảm đạm. Hay nói cách khác, nguồn cầu đang diễn biến xấu khiến lịch sự cắt giảm nguồn cung không còn là kịch bản lịch sử ý nghĩa mà nó chỉ làm giảm đi sự đổ vỡ chưa từng có.

CNN cho biết, giới đầu tư còn cho rằng, giá dầu không được cải thiện có thể còn một nguyên nhân ẩn sau đó: "Một phần của vấn đề là việc cắt giảm sản lượng có thể không lớn như thỏa thuận bởi một số nguồn tin cho thấy sản lượng của OPEC chỉ giảm 7,2 triệu thùng mỗi ngày so với mức trung bình của quý đầu tiên và đó hoàn toàn là cơ sở khi OPEC và các đồng minh nổi tiếng là "gian lận" bằng cách sản xuất nhiều hơn họ nói".

Trước đó, OPEC+ tiếp tục thảo luận nhiều ngày sau cuộc họp chính thức ngày 9/4 và các bên đã hoàn tất thỏa thuận giảm sản lượng dầu thô 9,7 triệu thùng/ngày vào ngày 12/4. Việc thực hiện thỏa thuận sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 và tiếp tục đến hết tháng 6. Với thống nhất này, Mexico sẽ giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày thay vì được giao 400.000 thùng/ngày trước đó và Hoa Kỳ sẽ đóng góp phần còn lại vào việc cắt giảm sản lượng.

Giá xăng dầu trong nước, sau khi điều chỉnh giá được áp dụng từ 15h ngày 13/4 như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 11.343 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 11.939 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 10.823 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 8.639 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 9.327 đồng/kg.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.