Hàng hải

Hai cảng biển loại đặc biệt Hải Phòng và Vũng Tàu được quy hoạch thế nào?

10/11/2022, 19:32

Đến năm 2030, cảng Hải Phòng sẽ đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa hơn 200 triệu tấn. Con số này với cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu là 231 triệu tấn.

Theo dự thảo Đề án “Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, hai cảng biển Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong 2 nhóm trọng điểm là Nhóm 1 và Nhóm 4.

img

Cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) tới năm 2030 sẽ có năng lực thông qua đạt hơn 91 triệu tấn/năm

Đối với cảng biển Hải Phòng được quy hoạch gồm các khu bến: Lạch Huyện, khu bến Đình Vũ, khu bến sông Cấm - Phà Rừng, khu bến Nam Đồ Sơn, Văn Úc, các bến cảng huyện đảo Bạch Long Vĩ, các bến phao, khu neo đậu chuyển tải và các khu neo đậu tránh, trú bão.

Trong đó, dự kiến đến năm 2025, cảng biển Hải Phòng sẽ đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 120 - 126,8 triệu tấn (riêng hàng container từ 7,83 - 8,26 triệu teus). Đồng thời, đáp ứng lượng hành khách đến, đi tối đa khoảng 18.700 lượt.

Đến năm 2030, sản lượng hàng hóa dự kiến từ 168,8 - 202,5 triệu tấn (hàng container từ 11,65 - 13,91 triệu Teus) và số lượt hành khách có thể lên 33.100 lượt khách.

Riêng khu cảng nước sâu Lạch Huyện, dự kiến đến năm 2025 sẽ có tổng chiều dài cầu cảng từ 2.6 - 3,4 km và tới năm 2030 sẽ có tổng chiều dài cầu cảng từ 5.5 - 5,9 km để đáp ứng năng lực thông qua từ 72,7 - 91,7 triệu tấn và lượt khách lên tới 33.100 lượt.

Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu nằm trong nhóm 4. Theo dự thảo đề án, nhóm sẽ được tập trung đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực khai thác các bến cảng hiện hữu và hoàn thành các bến cảng đang triển khai đầu tư tại Cái Mép, Thị Vải, Hiệp Phước, Long An, Phước An, Long Bình Tân, các bến sà lan phục vụ hoạt động của cảng biển. Đồng thời, chuyển đổi công năng bến cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.

img

Cảng biển Bà Rịa -Vũng Tàu ưu tiên đầu tư các bến cảng tiếp theo tại Cái Mép Hạ và hạ lưu Cái Mép hạ.

Cùng đó, thực hiện đầu tư các bến cảng theo quy hoạch tại các cảng biển đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua, trong đó ưu tiên đầu tư các bến cảng tiếp theo tại Cái Mép Hạ và hạ lưu Cái Mép hạ.

Trong tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến hoàn thành đầu tư khu bến cảng Cái Mép và trung tâm logistics sau cảng, cũng như nghiên cứu hình thành các khu bến cảng mới tại Cần Giờ.

Riêng với cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu được quy hoạch gồm các khu bến: Cái Mép, Thị Vải, Sao Mai - Bến Đình, khu bến Long Sơn, khu bến sông Dinh, bến cảng khách quốc tế Vũng Tàu, khu bến Côn Đảo; các bến cảng dầu khí ngoài khơi và các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão.

Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cũng được quy hoạch để đến năm 2030, đáp ứng nhu cầu hàng hóa từ 209 - 231 triệu tấn (trong đó hàng container từ 16,25 - 18,25 triệu teus). Đồng thời, đáp ứng lượng hành khách đến, đi từ 3,15 - 3,21 triệu lượt khách.

Với khu bến Cái Mép, dự kiến đến đến năm 2030 sẽ có tổng chiều dài cầu cảng từ 8,2 - 8,6 km, có năng lực thông qua từ 144,7 -167,7 triệu tấn. Khu bến Thị Vải được quy hoạch để đến năm 2030, tổng chiều dài cầu cảng sẽ từ 8,4- 9,8 km, năng lực thông qua từ 51,2 - 69 triệu tấn.

img

Những cảng biển, luồng hàng hải nào được ưu tiên đầu tư?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.