Cận cảnh hành trình tàu liên vận quốc tế chở hàng chạy thẳng châu Âu

25/04/2022, 19:37

Các chuyến tàu hàng từ Việt Nam có thể quá cảnh qua Trung Quốc để đến các nước thứ 3 như Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, các nước Trung Á và châu Âu.

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, hiện nay trên đường sắt Việt Nam có 6 ga liên vận quốc tế (LVQT) hàng hóa gồm: Lào Cai, Yên Viên, Hải Phòng, Đồng Đăng, Giáp Bát và Sóng Thần. Trong đó ga Lào Cai và ga Đồng Đăng là hai ga biên giới đảm nhận việc giao tiếp hàng hóa, phương tiện xuất nhập bằng đường sắt giữa Việt Nam - Trung Quốc và ngược lại.
Các ga Đồng Đăng, Yên Viên, Lào Cai và Hải Phòng có bộ phận hải quan và cơ quan chức năng thường trực phục vụ kiểm tra, khai báo, thực hiện các thủ tục liên quan vận chuyển hàng hóa LVQT đường sắt. 
Ảnh: Tàu LVQT từ Trung Quốc về ga Đồng Đăng

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, hiện nay trên đường sắt Việt Nam có 6 ga liên vận quốc tế (LVQT) hàng hóa gồm: Lào Cai, Yên Viên, Hải Phòng, Đồng Đăng, Giáp Bát và Sóng Thần. Trong đó ga Lào Cai và ga Đồng Đăng là hai ga biên giới đảm nhận việc giao tiếp hàng hóa, phương tiện xuất nhập bằng đường sắt giữa Việt Nam - Trung Quốc và ngược lại. Các ga Đồng Đăng, Yên Viên, Lào Cai và Hải Phòng có bộ phận hải quan và cơ quan chức năng thường trực phục vụ kiểm tra, khai báo, thực hiện các thủ tục liên quan vận chuyển hàng hóa LVQT đường sắt. Ảnh: Tàu LVQT từ Trung Quốc về ga Đồng Đăng

Hàng hóa xuất nhập khẩu đi bằng nhiều phương tiện nhưng tập trung chủ yếu về các ga đầu mối để làm thủ tục xuất nhập, thông quan trên hai tuyến chính: Lào Cai Hà Nội - Hải Phòng, Đồng Đăng - Yên Viên. Tuyến Đồng Đăng - Yên Viên là đường lồng giữa khổ đường 1.000 mm và khổ đường 1.435 mm; Kết nối với đường sắt Trung Quốc qua cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường. Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng như giữa Việt Nam và nước thứ ba quá cảnh Trung Quốc đi bằng đường sắt hiện đều qua cửa khẩu này.  
Ảnh: Nhân viên đường sắt kiểm tra niêm phong, nhân viên kiểm dịch phun khử trùng toa xe

Hàng hóa xuất nhập khẩu đi bằng nhiều phương tiện nhưng tập trung chủ yếu về các ga đầu mối để làm thủ tục xuất nhập, thông quan trên hai tuyến chính: Lào Cai Hà Nội - Hải Phòng, Đồng Đăng - Yên Viên. Tuyến Đồng Đăng - Yên Viên là đường lồng giữa khổ đường 1.000 mm và khổ đường 1.435 mm; Kết nối với đường sắt Trung Quốc qua cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường. Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng như giữa Việt Nam và nước thứ ba quá cảnh Trung Quốc đi bằng đường sắt hiện đều qua cửa khẩu này. Ảnh: Nhân viên đường sắt kiểm tra niêm phong, nhân viên kiểm dịch phun khử trùng toa xe

Hàng nhập chủ yếu: Hạt nhựa, giấy cuộn, gỗ ván ép, hàng công nghiệp, thực phẩm, sữa, hàng nông nghiệp, linh kiện điện tử… Hàng xuất chủ yếu đến Trung Quốc: Quặng sắt, hàng gỗ mỹ nghệ, giầy da, may mặc, thuốc bắc, gỗ ván bóc... Hàng hóa hai chiều đều phải đóng trong container hoặc toa xe khổ 1.435mm của đường sắt Trung Quốc.
Ảnh: Các lực lượng kiểm tra tàu liên vận.

Hàng nhập chủ yếu: Hạt nhựa, giấy cuộn, gỗ ván ép, hàng công nghiệp, thực phẩm, sữa, hàng nông nghiệp, linh kiện điện tử… Hàng xuất chủ yếu đến Trung Quốc: Quặng sắt, hàng gỗ mỹ nghệ, giầy da, may mặc, thuốc bắc, gỗ ván bóc... Hàng hóa hai chiều đều phải đóng trong container hoặc toa xe khổ 1.435mm của đường sắt Trung Quốc. Ảnh: Các lực lượng kiểm tra tàu liên vận.

Năm 2021, trên tuyến tổ chức chạy 852 đôi tàu hàng LVQT giữa hai ga Đồng Đăng - Bằng Tường và ngược lại. Sản lượng vận tải qua hai ga cửa khẩu đạt hơn 565.600 tấn, tăng trưởng đến 91% so cùng kỳ 2020. Trong đó, hàng nhập tăng trưởng 102%, hàng xuất tăng trưởng 69%. 
Ảnh: Các lực lượng kiểm tra toa hàng để làm thủ tục thông quan

Năm 2021, trên tuyến tổ chức chạy 852 đôi tàu hàng LVQT giữa hai ga Đồng Đăng - Bằng Tường và ngược lại. Sản lượng vận tải qua hai ga cửa khẩu đạt hơn 565.600 tấn, tăng trưởng đến 91% so cùng kỳ 2020. Trong đó, hàng nhập tăng trưởng 102%, hàng xuất tăng trưởng 69%. Ảnh: Các lực lượng kiểm tra toa hàng để làm thủ tục thông quan

Bà Cao Hoài Phương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ga Đồng Đăng cho biết, đối với hàng vận chuyển độc lập như hàng xuất khẩu đi châu Âu, đã mở tờ khai tại hải quan nội địa, khi tàu hàng đến ga Đồng Đăng, chi cục chỉ giám sát, xác nhận thực xuất hàng hóa rời lãnh thổ Việt Nam, vì vậy thời gian làm thủ tục rất nhanh, chậm nhất khoảng 30 phút. 
Ảnh: Tàu liên vận tại ga Đồng Đăng

Bà Cao Hoài Phương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ga Đồng Đăng cho biết, đối với hàng vận chuyển độc lập như hàng xuất khẩu đi châu Âu, đã mở tờ khai tại hải quan nội địa, khi tàu hàng đến ga Đồng Đăng, chi cục chỉ giám sát, xác nhận thực xuất hàng hóa rời lãnh thổ Việt Nam, vì vậy thời gian làm thủ tục rất nhanh, chậm nhất khoảng 30 phút. Ảnh: Tàu liên vận tại ga Đồng Đăng

Đối với hàng nhập về, theo bà Phương, tùy theo mặt hàng khi mở tờ khai hải quan, hàng thuộc luồng xanh thì ưu tiên làm thủ tục thông quan trước; Hàng thuộc luồng vàng sẽ phải kiểm tra hồ sơ, mất khoảng 2 giờ; Hàng thuộc luồng đỏ sẽ phải kiểm hóa, nhưng thời gian tối đa cũng chỉ được 8 giờ. Quan trọng là hồ sơ của doanh nghiệp cung cấp phải chuẩn chỉ, đầy đủ thì thời gian làm thủ tục hải quan mới nhanh được.
Ảnh: Bãi hàng ga Đồng Đăng tập kết hàng hóa để chờ kiểm hóa, làm thủ tục hải quan

Đối với hàng nhập về, theo bà Phương, tùy theo mặt hàng khi mở tờ khai hải quan, hàng thuộc luồng xanh thì ưu tiên làm thủ tục thông quan trước; Hàng thuộc luồng vàng sẽ phải kiểm tra hồ sơ, mất khoảng 2 giờ; Hàng thuộc luồng đỏ sẽ phải kiểm hóa, nhưng thời gian tối đa cũng chỉ được 8 giờ. Quan trọng là hồ sơ của doanh nghiệp cung cấp phải chuẩn chỉ, đầy đủ thì thời gian làm thủ tục hải quan mới nhanh được. Ảnh: Bãi hàng ga Đồng Đăng tập kết hàng hóa để chờ kiểm hóa, làm thủ tục hải quan

Đối với hàng xuất, để thời gian làm thủ tục hải quan, thông quan nhanh, hàng xuất sẽ từ các tuyến đường sắt nội địa hoặc đường bộ về tập kết tại ga Đông Anh rồi kéo tàu sang ga Yên Viên, hoặc trực tiếp về ga Yên Viên để làm thủ tục hải quan, lập tàu đi ga Đồng Đăng. Tại ga Đồng Đăng sẽ chỉ phải làm thủ tục thông quan, kéo sang Trung Quốc. 
Ảnh: Toàn cảnh bãi container ga Yên Viên

Đối với hàng xuất, để thời gian làm thủ tục hải quan, thông quan nhanh, hàng xuất sẽ từ các tuyến đường sắt nội địa hoặc đường bộ về tập kết tại ga Đông Anh rồi kéo tàu sang ga Yên Viên, hoặc trực tiếp về ga Yên Viên để làm thủ tục hải quan, lập tàu đi ga Đồng Đăng. Tại ga Đồng Đăng sẽ chỉ phải làm thủ tục thông quan, kéo sang Trung Quốc. Ảnh: Toàn cảnh bãi container ga Yên Viên

Ga Yên Viên là ga LVQT đầu mối quan trọng phía Bắc, có cơ sở hạ tầng đảm bảo lập, giải thể, trung chuyển, đón gửi các đoàn tàu bao gồm khổ đường 1.000mm và 1.435mm. Khu vực ga có bãi hàng ITL khoảng 17.000 m2, chủ yếu phục vụ xếp dỡ container, khu vực khai báo làm thủ tục hải quan hàng LVQT xuất nhập. 
Ảnh: Xếp container lên tàu tại bãi hàng ga Yên Viên

Ga Yên Viên là ga LVQT đầu mối quan trọng phía Bắc, có cơ sở hạ tầng đảm bảo lập, giải thể, trung chuyển, đón gửi các đoàn tàu bao gồm khổ đường 1.000mm và 1.435mm. Khu vực ga có bãi hàng ITL khoảng 17.000 m2, chủ yếu phục vụ xếp dỡ container, khu vực khai báo làm thủ tục hải quan hàng LVQT xuất nhập. Ảnh: Xếp container lên tàu tại bãi hàng ga Yên Viên

Tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với đường sắt Trung Quốc bằng đường sắt khổ 1.000mm qua cặp ga cửa khẩu Lào Cai - Sơn Yêu. Tại 2 ga cửa khẩu này làm các thủ tục xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, hàng hóa; Giám sát hải quan. 
Ảnh: Tàu hàng liên vận vận chuyển hàng xuất khẩu từ ga Lào Cai sang ga Sơn Yêu

Tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với đường sắt Trung Quốc bằng đường sắt khổ 1.000mm qua cặp ga cửa khẩu Lào Cai - Sơn Yêu. Tại 2 ga cửa khẩu này làm các thủ tục xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, hàng hóa; Giám sát hải quan. Ảnh: Tàu hàng liên vận vận chuyển hàng xuất khẩu từ ga Lào Cai sang ga Sơn Yêu

Hàng xuất chủ yếu trên tuyến là hàng nông sản, hoa quả, quặng các loại từ phía Nam ra xuất Trung Quốc và ngược lại hàng nhập là nguyên liệu sản xuất (lá thuốc lá, than, cao su…), phân bón và hóa chất, lưu huỳnh… Ngoài ra còn có luồng hàng quá cảnh từ Trung Quốc đi các nước khác hoặc đi các tỉnh khác của Trung Quốc và ngược lại, như phân bón, hóa chất, quặng các loại.
Ảnh: Xếp dỡ hàng hóa ở bãi hàng ga Lào Cai

Hàng xuất chủ yếu trên tuyến là hàng nông sản, hoa quả, quặng các loại từ phía Nam ra xuất Trung Quốc và ngược lại hàng nhập là nguyên liệu sản xuất (lá thuốc lá, than, cao su…), phân bón và hóa chất, lưu huỳnh… Ngoài ra còn có luồng hàng quá cảnh từ Trung Quốc đi các nước khác hoặc đi các tỉnh khác của Trung Quốc và ngược lại, như phân bón, hóa chất, quặng các loại. Ảnh: Xếp dỡ hàng hóa ở bãi hàng ga Lào Cai

Năm 2021 tổ chức chạy 757 đôi tàu hàng LVQT giữa hai ga Lào Cai - Sơn Yêu và ngược lại. Về sản lượng hàng xuất nhập đạt hơn 571.000 tấn; Trong đó hàng nhập thực hiện được hơn 266.900 tấn, tăng trưởng 4% so với cùng kỳ 2020. 
Ảnh: Tàu hàng liên vận tại ga Lào Cai chờ kéo sang ga Sơn Yêu

Năm 2021 tổ chức chạy 757 đôi tàu hàng LVQT giữa hai ga Lào Cai - Sơn Yêu và ngược lại. Về sản lượng hàng xuất nhập đạt hơn 571.000 tấn; Trong đó hàng nhập thực hiện được hơn 266.900 tấn, tăng trưởng 4% so với cùng kỳ 2020. Ảnh: Tàu hàng liên vận tại ga Lào Cai chờ kéo sang ga Sơn Yêu

Trên tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hàng quá cảnh từ các nước về cảng Hải Phòng, rồi theo tàu xuất đi Trung Quốc chiếm sản lượng lớn. Ga Hải phòng cảng là ga đường sắt duy nhất hiện nay còn nhánh đường sắt kết nối với khu vực cảng biển, đảm nhận việc kết nối, tiếp chuyển giữa đường sắt, đường bộ, đường biển. 
Ảnh: Xếp hàng lưu huỳnh quá cảnh Việt Nam lên tàu hỏa tại cảng Hải Phòng để tái xuất Trung Quốc

Trên tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hàng quá cảnh từ các nước về cảng Hải Phòng, rồi theo tàu xuất đi Trung Quốc chiếm sản lượng lớn. Ga Hải phòng cảng là ga đường sắt duy nhất hiện nay còn nhánh đường sắt kết nối với khu vực cảng biển, đảm nhận việc kết nối, tiếp chuyển giữa đường sắt, đường bộ, đường biển. Ảnh: Xếp hàng lưu huỳnh quá cảnh Việt Nam lên tàu hỏa tại cảng Hải Phòng để tái xuất Trung Quốc

Toàn bộ hàng hóa tổ chức xếp dỡ, chuyển tải tại khu vực ga cảng và cầu cảng. Giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Hàng hóa sau khi được xếp lên toa xe sẽ được phủ bạt, niêm phong, làm thủ tục hải quan và chạy thẳng ga Lào Cai. Tại ga Lào Cai sẽ chỉ làm thủ tục thông quan, không phải kiểm hóa, toa xe giữ nguyên niêm phong được kéo sang ga Sơn Yêu. 
Ảnh: Công nhân phủ bạt, gia cố, niêm phong toa xe hàng sau khi xếp tại cảng Hải Phòng

Toàn bộ hàng hóa tổ chức xếp dỡ, chuyển tải tại khu vực ga cảng và cầu cảng. Giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Hàng hóa sau khi được xếp lên toa xe sẽ được phủ bạt, niêm phong, làm thủ tục hải quan và chạy thẳng ga Lào Cai. Tại ga Lào Cai sẽ chỉ làm thủ tục thông quan, không phải kiểm hóa, toa xe giữ nguyên niêm phong được kéo sang ga Sơn Yêu. Ảnh: Công nhân phủ bạt, gia cố, niêm phong toa xe hàng sau khi xếp tại cảng Hải Phòng

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.