Giao thông

ITL và hành trình xây dựng hệ sinh thái mở cho ngành Logistics Việt Nam

14/01/2022, 19:23

Tập đoàn In Do Trans Logistics (ITL) hướng đến mục tiêu gia tăng tính cạnh tranh, nâng cao vị thế của ngành, mang đến lợi ích cho khách hàng.

Từng bước xây dựng hệ sinh thái Logistics mở mang tính chia sẻ, Tập đoàn In Do Trans Logistics (ITL) hướng đến mục tiêu gia tăng tính cạnh tranh, nâng cao vị thế của ngành và mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng.

Ngành Logistics Việt Nam: Cần động lực để bứt phá

Được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, ngành Logistics Việt Nam những năm qua đóng góp lớn vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nước ta bình quân hơn 600 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm, do vậy vai trò của Logistics với sự phát triển kinh tế Việt Nam vô cùng quan trọng. Bối cảnh này cũng mở ra rất nhiều cơ hội để các công ty Logistics phát triển.

Theo nghiên cứu của Bộ Công Thương năm 2021, chỉ số năng lực hoạt động của ngành Logistics tăng và Việt Nam cũng là nước được xếp hạng trong Top 10 Chỉ số Logistics của thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14% - 16% trong một năm.

Tuy là ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng nhưng nhìn chung bức tranh toàn cảnh vẫn khá manh mún, hơn 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 10 tỷ đồng, nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cũng dẫn đến chi phí Logistics của Việt Nam vẫn ở mức cao, ước chiếm hơn 20% tổng GDP quốc gia, trong khi thế giới đang dao động ở mức 11-12%.

Chính vì vậy, một trong những mục tiêu cần thiết của ngành đó là hình thành được mạng lưới doanh nghiệp có quy mô lớn, song song là một hệ sinh thái mở để các doanh nghiệp cùng hưởng lợi, gia tăng tính cạnh tranh và tối ưu chi phí.

img

Ông Ben Anh, Tổng Giám Đốc Tập đoàn ITL

Ông Ben Anh, Tổng Giám Đốc Tập đoàn ITL - một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành cũng tin tưởng việc xây dựng thành công một hệ sinh thái mở là điều thực sự cần thiết, giúp ngành có sự bứt phá ngoạn mục. Thực tế cho thấy, ở các nước phát triển, hệ thống Logistics đã ở cấp độ 5, trong khi Việt Nam con số này mới ở mức 1-2, chủ yếu do chưa tạo được một hệ sinh thái Logistics đồng bộ.

“Ngành Logistics Việt Nam bị phân mảnh với hơn 4.000 doanh nghiệp Logistics, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ. Vậy nên các doanh nghiệp đầu ngành nên thực hiện một số việc để tạo tính tập trung cao hơn, có như vậy chi phí Logistics mới được cắt giảm”, ông Ben Anh nhận định.

ITL - Nỗ lực vì mục tiêu chung

Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái mở mang tính chia sẻ cho ngành, ITL từ lâu đã có sự chuẩn bị thông qua đầu tư bài bản cho cơ sở hạ tầng, chú trọng phát triển công nghệ và xác định con người là nguồn vốn quý giá. Đến nay, với lợi thế sở hữu cảng riêng, có ga đường sắt riêng, kho bãi trải dài cùng với những bước đi mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ, ITL đã sẵn sàng chinh phục mục tiêu ngắn hạn đến năm 2024: xây dựng được 2 đến 3 Logistics superhub ở phía Bắc và phía Nam để các doanh nghiệp Logistics cùng hưởng lợi, có sự kết nối bền chặt và cung cấp dịch vụ bền vững cho khách hàng.

Tự gánh vác trọng trách xây dựng hệ sinh thái mở cho ngành Logistics trong nước, ITL đồng thời đặt mục tiêu lớn cho hành trình phát triển bền vững đó là trở thành “National Champion” - doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam.

Theo dự kiến, đến năm 2024, ITL sẽ đạt doanh thu trên 500 triệu USD, mục tiêu cho 5 năm tiếp theo là doanh nghiệp tỷ đô đầu tiên trong ngành Logistics, hoàn thiện hệ sinh thái để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam và mang lại giá trị cho người tiêu dùng.

“Việc xây dựng hệ sinh thái mở là mục tiêu cũng đồng thời là trách nhiệm của ITL với tư cách là doanh nghiệp dẫn đầu ngành,” ông Ben Anh nhấn mạnh.

img

ITL nằm trong Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021 theo công bố của Vietnam Report

Và để biến mục tiêu thành hiện thực, ITL trong 22 năm qua đã không ngừng nỗ lực, để từ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ vươn lên vị trí top đầu. Những năm qua, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào hệ thống kho bãi, phương tiện, cảng, kho hàng, ga đường sắt - không chỉ ở những thành phố lớn mà ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Xác định con người là nguồn vốn, ITL xây dựng các chương trình, văn hoá cho doanh nghiệp, nhân viên, và các giải thưởng cho nhân viên để tăng sự gắn kết.

Đặc biệt, là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, nhưng ITL bằng chiến lược linh hoạt, đã “vượt bão” ngoạn mục và khép lại một năm 2021 thử thách với loạt giải thưởng danh giá: Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận nhất Việt Nam (Profit500), Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam và mới đây nhất là Top 10 Công ty Logistics Uy tín năm 2021.

Việc ghi tên mình vào hàng loạt giải thưởng uy tín trong giai đoạn sóng gió của nền kinh tế không chỉ khẳng định bản lĩnh dẫn đầu của ITL mà còn cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành Logistics Việt Nam trong thời gian tới, thông qua những nhân tố tiên phong như ITL.

Ngày 14/01, tại Thủ đô Hà Nội, ITL được vinh danh Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021, Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021 và Top 10 công ty Logistics Uy tín năm 2021 do Vietnam Report - đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực báo cáo đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam công bố.

Trong đó, danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam được tôn vinh dựa trên những thành tích ấn tượng, bản lĩnh kiên cường, vị thế vững vàng của những đơn vị đầu tàu của nền kinh tế.

Top 10 công ty Logistics Uy tín năm 2021 ghi nhận những thành tựu trong cung cấp các dịch vụ dành cho khách hàng, tạo dựng được hình ảnh ấn tượng trong mắt công chúng và nhà đầu tư của các doanh nghiệp Logistics.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.