Ứng dụng

Khám phá ghế phóng dù khẩn cấp trên chiến đấu cơ

05/07/2015, 07:24
image

Để bảo đảm an toàn cho phi công trong những tình huống gặp sự cố, hệ thống ghế phóng dù đã ra đời.

1.1

Ghế phóng dù là một hệ thống được thiết kế để cứu phi công hay thành viên phi hành đoàn trong tình huống khẩn cấp (máy bay gặp sự cố kĩ thuật hay bị đối phương bắn hạ trong chiến tranh). Hầu hết các mẫu thiết kế trong lịch sử, ghế ngồi của phi công được phóng ra khỏi máy bay nhờ động cơ rocket. Ảnh: thử nghiệm ghế phóng dù “bắn” khỏi buồng lái máy bay tiêm kích MiG-25.

1.2
Dù ghế phóng dù nhiều khi gây chấn thương cột sống cho phi công khi mà họ sẽ phải chịu gia tốc rất lớn 12-14G. Tuy nhiên, nhìn chung thì ghế phóng dù đã cứu thoát được khá lớn sinh mạng các phi công trên khắp thế giới. Ảnh: phi công được ghế phóng K-36 bắn ra khỏi chiếc tiêm kích MiG-29 đang sắp nổ tung sau khi đâm xuống đất.
1.10
Từ năm 1939, người Đức đã lặng lẽ phát triển những chiếc ghế phóng cho chiến đấu cơ. Ngày 13/1/1943, bằng cách sử dụng loại ghế này, phi công Helmut Schenk được đẩy ra khỏi buồng lái và nhảy ra từ máy bay phản lực Heinkel He 280.
1.11
"Dù có thiết kế thô và khác thường, ghế phóng Heinkel đã cứu hàng chục phi công trong chiến tranh", Kyle Keller và John Plaga của Phòng Nghiên cứu Không quân Mỹ viết. Đây là ý kiến sau khi phân tích những chiếc ghế Heinkel mà quân đội Mỹ thu được, kéo theo dự xuất hiện của những chiếc ghế phóng gắn tên Mỹ sau đó.
1.12
Thụy Điển cũng tạo ra các thiết kế cứu hộ tương tự và thử nghiệm thành công năm 1942, nhưng sử dụng một chiếc ghế được phóng đi bằng thiết bị mạnh hơn so với loại dùng bình khí nén, đó là bộ phận chứa chất nổ.
1.13
Với kinh nghiệm về vũ khí máy bay, nhà sản xuất công ty Martin-Baker (Anh) cho rằng chất nổ là lựa chọn tốt hơn cho phi công, nhưng vấn đề đặt ra là số thuốc nổ cần thiết để có thể đẩy phi công lên không trung mà không gây hại cho họ. Martin-Baker chế tạo một số bộ thiết bị để thử nghiệm tác động lực đẩy lên cơ thể người ngồi, bắn lên theo phương gần như thẳng đứng. Bộ dụng cụ đầu tiên gồm một giá ba chân bằng kim loại cao 4,8 m. Chiếc ghế hoạt động nhờ các ống được kích hoạt chất nổ.
1.3

Nếu tính riêng mẫu ghế phóng Martin - Baker được sản xuất ở Anh Quốc từ năm 1946, tính tới tháng 5/2006, loại ghế này đã cứu thoát 7.152 phi công. Trong ảnh, phi công William Belden được ghế phóng "bắn ra" khỏi máy bay A-4 Skyhawk sắp lao xuống biển.

1.7

Chiếc ghế phóng thế hệ tiếp theo có tên lửa hỗ trợ và là một mô hình ống thuốc nổ mới. Nó hoạt động với một bộ phận phóng ở phía đuôi. Một vấn đề liên quan đến chấn thương khác là định hướng của phi cơ và phi công vào thời điểm phóng. Theo Matthew Lewis, chuyên gia điều tra của Không quân Hoàng gia Anh (RAF), những chiếc ghế hiện đại có thiết kế mới, giúp phi công có thể thoát ra ngoài trong khi vẫn đạt độ cao cần thiết để mở dù.

1.6
Cấu tạo ghế bao gồm: cơ cấu phóng tên lửa, hộp số, hệ thống bảo vệ vùng đầu phi công với một mái vòm che sẽ bung ra từ phần gối tựa đầu, cùng những hệ thống khác để bảo đảm an toàn cho phi công. Tổng trọng lượng ghế phóng là dưới 103kg (bao gồm cả các hệ thống dù, bộ phận bảo đảm sự sống, hệ thống oxy khẩn cấp và pháo hiệu).
1.5
Tùy theo loại ghế, quá trình đẩy phi công ra ngoài, từ gạt nút điều khiển đến triển khai dù, có thể diễn ra trong 2,5-3 giây. Để tránh nguy cơ bị thương, các thiết kế hiện đại còn thêm bộ phận giữ cánh tay và chân, cố định chân và tay ở tư thế phù hợp nhất. Trong ảnh, ghế phóng dù K-36D trang bị trên tiêm kích Su-27.
1.8
Quá trình đẩy phi công ra ngoài buồng lái hoàn toàn tự động một khi họ đẩy nút kích hoạt ở trên đầu, giữa hai chân, bên phải hay bên trái. Bộ phận tay cầm trên đầu cũng có thể kéo xuống một màn che, giúp định vị đầu và cổ phi công, đồng thời để che mặt. Ảnh: phần bảo vệ vùng vùng đầu phi công của ghế phóng K-36.
1.9
Hoạt động kiểm tra với trọng tải nặng 91 kg cho thấy hệ thống này hoạt động tốt, nhưng nó vẫn cần thử nghiệm với người thật. Khi đó, một thợ lắp ráp của Martin-Baker là Bernard Lynch là người sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên với độ cao 1,4 m, ba chuyến bay với độ cao ba mét - giới hạn bắt đầu có sự khó chịu đáng kể, như cảm giác đau lưng. (Đây là cần kích hoạt ghế phóng dù K-36 trên máy bay chiến đấu.)
1.4
Hiện nay, trên các máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam đều được trang bị ghế phóng dù cho phi công. Ngay từ thế hệ tiêm kích MiG-21 đã rất cũ, phi công cũng có ghế phóng dù KM-1. Còn trên các thế hệ chiến đấu mới hơn như cường kích Su-22M4, tiêm kích đa năng Su-27/30 đều được trang bị ghế phóng khẩn cấp NPP Zvezda K-36. Trong ảnh: Ghế phóng dù KM-1.
1.14
Ghế phóng K-36 là phương tiện thoát hiểm khẩn cấp cho các phi công máy bay chiến đấu, có thể hoạt động trên một dải tốc độ và độ cao bay khá rộng, và có thể được sử dụng kết hợp với các thiết bị bảo vệ, chẳng hạn như các bộ quần áo bay kháng áp. Các ghế phóng K-36 bảo đảm phi công thoát hiểm an toàn trong dải vận tốc từ 0 đến 1.300-1.400km/h (tùy theo loại thiết bị bảo hộ), độ cao từ 0-20.000m. 
1.15
Ngày nay, công ty hệ thống không gian vũ trụ UTC của Mỹ đang phát triển loại ghế phóng thông minh, với lực đẩy thay đổi tùy theo cân nặng của phi công. Là cường quốc, Nga cũng không đứng ngoài cuộc. Ngoài những hệ thống ghế phóng dù hiện có, Nga cũng đang hoàn thiện hệ thống ghế phóng K-36D-3,5 dành riêng cho máy bay Su-34 và T-50. Trong ảnh: Mỹ thử nghiệm hệ thống phóng dù thế hệ mới.

 Thử nghiệm ghế phóng dù khẩn cấp cho phi công. - Nguồn video: Quân sự Việt Nam

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.