Y tế

Không ngờ những gia vị trong nhà bếp này lại có khả năng giảm nguy cơ mất trí nhớ

19/06/2022, 16:00

Mất trí nhớ có thể điều trị và cải thiện bằng các loại gia vị và thảo mộc ngay trong gian bếp mỗi gia đình.

1. Hạt thì là đen

img

Hạt thì là đen, có tên khoa học là Nigella sativa, có vai trò chính trong việc hỗ trợ trí nhớ và học tập, điều trị các mô tế bào thần kinh bị tổn thương của não và có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như chứng sa sút trí tuệ. Loại gia vị này được biết là có tác dụng ngăn ngừa chứng mất trí nhớ do tác dụng chống oxy hóa mạnh và khả năng giống với donepezil, một loại thuốc giúp giảm viêm trong não.

2. Quế

Quế là một loại gia vị tạo hương vị. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng loại gia vị này cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tăng cường chức năng nhận thức và ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ. Quế có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, đồng thời có thể giúp làm giảm các rối loạn chức năng của ty thể ở người, vốn là mục tiêu tiềm ẩn gây suy giảm nhận thức do tuổi tác, dẫn đến chứng sa sút trí tuệ.

3. Nghệ

img

Củ nghệ có chứa chất curcumin curcuminoid chính, cùng với hai curcuminoid phụ - demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, curcumin và demethoxycurcumin là những chất chống oxy hóa mạnh và có thể giúp giảm tổn thương DNA do amyloid-beta, chất lắng đọng mảng bám dẫn đến chứng sa sút trí tuệ.

4. Sâm ngọc linh

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng Panax ginseng, hay còn được gọi là sâm ngọc linh có tác dụng tương tự như nimodipine, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng sa sút trí tuệ do mạch máu. Loại thảo mộc này có tác dụng bảo vệ thần kinh và có thể giúp giảm thiệt hại cho các tế bào não, cải thiện mật độ tế bào thần kinh và các chức năng nhận thức.

img

5. Cây húng quế

Húng quế là một loại thảo mộc tiềm năng dễ tìm thấy với các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ thần kinh mạnh mẽ. Loại thảo mộc này có chứa các hợp chất thiết yếu như flavonoid, tannin, axit ursolic, luteolin và nhiều chất phytochemical khác có thể trực tiếp giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh và tế bào nội mô, dẫn đến cải thiện các chức năng của não.

6. Hạt tiêu đen

img

Hạt tiêu đen có chứa alkaloid piperine đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc bổ thần kinh trong y học dân gian để điều trị và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến suy giảm nhận thức (chẳng hạn như chứng mất trí nhớ). Piperine, khi dùng theo liều khuyến cáo, có thể giúp cải thiện các chức năng của trí nhớ do đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống amyloid mạnh mẽ.

7. Gừng

Gừng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và được sử dụng rộng rãi trong nhà bếp của người Ấn Độ do mùi thơm tuyệt vời của nó. Hai loại tinh dầu, gingerol và zingiberene trong gừng có vai trò bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ. Gingerol có thể giúp ngăn chặn quá trình chết tế bào do amyloid beta trong não và có thể giúp duy trì sức khỏe của não và cải thiện các chức năng nhận thức hiệu quả.

8. Saffaron

img

Nghệ tây có tác dụng bảo vệ tế bào não do các hợp chất của nó như carotenoid, crocin và crocetin. Những hợp chất này có đặc tính tăng cường trí nhớ và bảo vệ thần kinh, đồng thời có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ. Saffron cũng được biết là có khả năng ức chế sự hình thành amyloid-beta và ngăn ngừa các rối loạn thoái hóa thần kinh liên quan đến tuổi tác và suy giảm nhận thức.

9. Hương thảo

Hương thảo có chứa hợp chất phenolic chính diterpenes có thể giúp ức chế sự chết của tế bào thần kinh và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như chứng mất trí nhớ. Loại thảo mộc này có thể giúp giảm viêm não và sự hình thành amyloid-beta, cả hai nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ.

10. Rau đắng biển

img

Rau đắng biển là một loại thảo mộc được biết đến với tác dụng giảm lão hóa não và cải thiện trí nhớ. Dinh dưỡng từ rau đắng biển có thể đi qua các tế bào não một cách dễ dàng và cải thiện lưu lượng máu trong cơ quan. Rau đắng biển có tác dụng bảo vệ não và có thể giúp giảm tế bào chết do amyloid-beta, do đó giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.